Không uống thuốc tiểu đường mà tiêm luôn được không?
Chào bạn,
Tiểu đường là bệnh mạn tính, hiện vẫn chưa thể chữa khỏi và bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giúp kiểm soát đường huyết, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trên tim, mắt, thận, thần kinh... Bạn tuyệt đối không nên tự ý đổi sang thuốc khác, nếu chưa có chỉ định, bởi việc làm này sẽ tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn, chưa kể sẽ làm ảnh hưởng xấu tới kết quả điều trị.
Meformin hiện đang là thuốc điều trị tiểu đường đầu tay ở những người mới phát hiện. Khi sử dụng, thuốc sẽ có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm đề kháng insulin nên giúp cơ thể sử dụng được glucose hiệu quả, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. So với các thuốc điều trị tiểu đường khác, metformin có nhiều lợi thế bởi khi sử dụng sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng tim mạch, không làm hạ đường huyết quá mức và không gây tăng dụng phụ tăng cân.
Nếu ngay khi mới được chẩn đoán bệnh, đường huyết của bạn chưa ở mức quá cao, bác sĩ sẽ không chỉ định tiêm insulin. Nguyên nhân là do lúc này tuyến tụy vẫn có khả năng sản xuất insulin, nhưng do cơ thể không sử dụng insulin đúng cách. Nếu tiêm insulin ngay tại thời điểm này, sẽ ức chế quá trình sản xuất insulin của tuyến tụy, khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Do đó, insulin chỉ được chỉ định khi đường huyết quá cao hoặc sử dụng thuốc đường uống kém hiệu quả.
Chúng tôi biết rằng đây sẽ là giai đoạn rất khó khăn của bạn. Bởi lẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đã là điều mà không ai mong muốn, chưa kể việc bệnh về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bản thân. Thế nhưng, bạn cũng an tâm rằng, nhờ sự tiến bộ của khoa học, các phương pháp điều trị mà ngày nay căn bệnh này đã được kiểm soát, giúp người bệnh cải thiện được chất lượng sống và tuổi thọ.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bình luận