Đường huyết đột nhiên tăng cao có nguy hiểm không?
Chào bạn,
Bạn đã bị bệnh tiểu đường mấy năm rồi, nếu chỉ 2 tháng gần đây chỉ số đường huyết tăng vọt, bạn cần kiểm tra lại các yếu tố sau:
- Thực phẩm: Thực phẩm mà bạn lựa chọn có ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết. Do đó, bạn cần xem xét lại 2 tháng gần đây việc ăn uống có thay đổi gì không, ví dụ bạn ăn nhiều hơn; thay gạo trắng bằng gạo lứt; ăn nhiều thực phẩm có chứa đường, tinh bột…
- Tập thể dục: Nếu trước kia bạn chăm chỉ luyện tập thể dục, nay bạn lười hoặc không tập sẽ khiến đường huyết tăng cao.
- Thuốc: Gần đây bạn có được đổi thuốc hoặc thay đổi thời gian, liều dùng, cách dùng thuốc hạ đường huyết hay không? Bạn có sử dụng thêm các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào ngoài thuốc điều trị không? Vì một số thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm soát đường huyết.
- Căng thẳng, lo lắng, chấn thương, bệnh tật: Khi cơ thể mệt mỏi, chấn thương, căng thẳng sẽ tăng tiết các hormon giúp làm tăng giải phóng glucose từ gan vào máu, đồng thời làm tăng tình trạng kháng insulin.
- Mất ngủ: Nếu bạn bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, nó sẽ khiến đường huyết tăng cao hơn bình thường.
- Hormon: Sự thay đổi nồng độ hormon do chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai đường uống, mang thai, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh… đều dẫn tới sự biến động của chỉ số đường huyết.
Sau thăm khám và xem xét hết tất cả những nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao bất thường thì bạn cần cố gắng điều chỉnh lại những vấn đề nay để giữ đường huyết ở ngưỡng giới hạn cho phép. Bởi đường huyết tăng cao lâu dài sẽ đẩy bạn vào nguy cơ gặp phải các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Bên cạnh đó để giúp giảm và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng, bạn có thể cân nhắc sử dụng kết hợp sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường.
Chúc bạn mạnh khỏe!
Bình luận