Tiểu đường bị sưng chân, đau, chảy máu, có mủ phải làm sao?
Chào bạn
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, khả năng rất cao bạn đã bị biến chứng bàn chân tiểu đường (nhiễm trùng, loét bàn chân). Vậy điều bạn cần làm hiện nay là gì và cách chăm sóc vết thương ra sao để nhanh lành? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay sau đây:
Cần làm gì khi tiểu đường bị sưng chân, đau, chảy máu?
Điều trị biến chứng loét bàn chân do tiểu đường khá khó, đòi hỏi phải kiên trì phối hợp nhiều phương pháp và tuân thủ y lệnh của bác sĩ.
Trước mắt, bạn nên sớm tới bệnh viện có chuyên khoa bàn chân đái tháo đường để thăm khám, ví dụ như bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hay bệnh viện Chợ Rẫy, 115 (TP. Hồ Chí Minh). Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá mức độ loét, nhiễm trùng, kiểm tra mạch máu nuôi dưỡng bàn chân xem đã có tắc hẹp hay bị tổn thương chưa, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Rất có thể, bạn sẽ phải nằm viện 1 vài ngày để bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết loét. Sau khi vết loét tiến triển tốt, bạn có thể tự chăm sóc tại nhà.
Lưu ý trong chăm sóc vết thương bàn chân tiểu đường
Để vết thương nhanh lành, bạn cần lưu ý một số điểm sau trong quá trình chăm sóc:
- Vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
- Kê cao chân khi nằm để tránh tạo áp lực lên vết thương.
- Hạn chế đi lại nhiều, động chạm vào vết thương.
- Uống thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ.
- Kiểm soát tốt đường huyết.
- Theo dõi tiến triển của vết thương, nếu tình trạng chảy mủ không đỡ, mủ có mùi/màu khác lạ, xuất hiện những đốm đen hoại tử, bị đau nhiều, sốt, bạn cần quay lại bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cho biến chứng bàn chân cũng là một giải pháp tốt, giúp bảo vệ mạch máu, tăng lưu thông máu tới vết loét, từ đó giúp tăng hiệu quả điều trị loét bàn chân. Bạn có thể tham khảo để cùng kết hợp với những giải pháp nêu trên để tăng hiệu quả kiểm soát tình trạng sưng, đau, chảy mủ do biến chứng bàn chân tiểu đường.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận