Tiểu đường nặng phải điều trị thế nào?
Chào bạn
Tiểu đường nặng là một cách gọi chung của người bệnh cho các trường hợp đường huyết, HbA1c cao, hay có nhiều biến chứng. Tuy nhiên không phải trường hợp “tiểu đường nặng” nào cũng có mức độ giống nhau. Tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh, phác đồ điều trị sẽ thay đổi phù hợp. Cụ thể:
- Thuốc hạ đường huyết: Nếu bạn còn trẻ tuổi và chỉ gặp vấn đề rằng đường huyết cao không hạ, bạn sẽ cần tăng liều thuốc Tây hoặc kết hợp thêm thuốc uống, thuốc tiêm mới. Tuy nhiên nếu bạn đã lớn tuổi, việc điều trị đường huyết có thể điều chỉnh, không nhất thiết phải hạ đường khi đói xuống dưới 7 mmol/l, có thể dưới 8 mmol/l vẫn ổn.
- Thuốc điều trị biến chứng: Biến chứng thần kinh có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau, bổ sung vitamin B…. Biến chứng tim mạch dùng thuốc hạ huyết áp, giảm mỡ máu, chống suy tim… Hoặc biến chứng thận dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển. Mỗi biến chứng sẽ thích hợp với loại thuốc riêng và cần dựa trên những kết quả xét nghiệm thực tế để kê đơn.
- Chế độ ăn, tập luyện: Nguyên tắc chung về lối sống ở người tiểu đường vẫn là chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều rau, hạn chế bột đường và thể dục thường xuyên. Tuy nhiên những người cao tuổi gặp tình trạng khó nuốt có thể lựa chọn các đồ dễ tiêu, cháo súp. Người bị bệnh thận cần ăn vừa phải chất đạm. Hay người có biến chứng xương khớp, biến chứng bàn chân nên tập thể dục nhẹ nhàng như đạp xe tại chỗ, yoga, tập hít thở thay vì đi bộ, chạy bộ.
Ngoài những biện pháp kể trên, để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm thảo dược. Ví dụ như sản phẩm từ Lá xoài, Lá neem, Mướp đắng… giúp giảm đường huyết; sản phẩm từ Mạch Môn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn… giúp cải thiện biến chứng.
Việc điều trị tiểu đường phải được cá nhân hóa trên từng người bệnh. Do đó hãy chia sẻ thêm thông tin về sức khỏe của mình để được tư vấn chi tiết hơn.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận