Câu hỏi: Tôi mới phát hiện bị bệnh tiểu đường. Đường huyết khi đói là 7.2 mmol/l thì có nguy hiểm không? Tôi phải điều trị như thế nào mới tốt?

Chào bạn

Chỉ số đường huyết là 1 tiêu chí để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên tùy vào chỉ số đó được đo khi nào, mức tăng bao nhiêu thì sự nguy hiểm này sẽ khác nhau.

Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết của bạn đang chỉ hơi cao so với giới hạn cho phép (dưới 7 mmol/l). Nếu xét riêng chỉ số này, tại thời điểm hiện tại thì không gây quá nhiều nguy hiểm. Nhưng về lâu dài nếu bạn tiếp tục để đường huyết khi đói từ 7 mmol/l trở lên thì sẽ nguy hiểm.

Bởi khi đường huyết cao kéo dài sẽ kéo theo hàng loạt tổn thương khác như tổn thương tại hệ thần kinh, tổn thương tại mạch máu. Hậu quả là chức năng các cơ quan trong cơ thể dần suy yếu và biểu hiện thành biến chứng rất nguy hiểm (biến chứng tim mạch, đột quỵ, suy thận…).

Thêm nữa, đường huyết 7.2 chỉ là chỉ số đo lúc đói. Trong khi đó, đường huyết của chúng ta luôn dao động ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Đặc biệt là sau khi ăn, đường huyết sẽ tăng rất cao.

Do đó, bạn nên theo dõi cả đường huyết sau ăn (sau bữa ăn chính 2 giờ đường huyết cần giảm về dưới 10 mmol/l) và chỉ số HbA1c - chỉ số phản ánh mức đường huyết trung bình trong 3 tháng, ổn định ở mức dưới 7%. 

Giai đoạn mới phát hiện là thời điểm vàng để điều trị. Nếu biết nắm bắt, cố gắng kiểm soát bệnh ngay trong thời gian này, đường huyết của bạn có thể duy trì ở ngưỡng thấp hơn (dưới 7 mmol/l). Đồng thời sức khỏe phục hồi, ít có nguy cơ biến chứng về sau.

Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với thay đổi lối sống và sử dụng giải pháp hỗ trợ từ thảo dược.

Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể dành cho bạn:

- Có chế độ ăn khoa học: Bạn cần ăn giảm chất bột đường nhưng phải đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể, không để cơ thể đói quá. Cách đơn giản nhất là giảm lượng cơm, bạn ăn thêm 1 lượng nhỏ thịt cá và ăn nhiều rau xanh. Chất béo và chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Ngoài ra, bạn cần hạn chế các đồ chế biến sẵn.

- Tập thể dục đều đặn nhưng vừa sức. Mỗi ngày, bạn dành khoảng 30 phút để tập thể dục hoặc có thể chia nhỏ thành nhiều lần vận động trong ngày, mỗi lần từ 10-15 phút.

- Giảm cân, giảm mỡ bụng nếu thừa cân, béo phì. Việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp chuyển hóa đường trong cơ thể diễn ra đúng cách, từ đó giúp giảm đường huyết hiệu quả hơn.

- Hạn chế các thói quen làm tăng giảm đường huyết thất thường như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ. 

- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược: Đây là một giải pháp an toàn, lành tính nhưng đem đến hiệu quả lâu dài trong hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm thiểu tối đa tác hại nguy hiểm của biến chứng. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của các thảo dược Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn có tác dụng:

  • Hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy, từ đó hỗ trợ kiểm soát tốt đường huyết trước ăn, sau ăn, hỗ trợ giảm HbA1C.
  • Hạn chế tổn thương trên mạch máu, thần kinh do tăng đường huyết. Nhờ đó, hỗ trợ cải thiện các biến chứng thường gặp như tê bì tay chân, mờ mắt, khô ngứa da, tiểu nhiều…; hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, đột quỵ, suy thận ở người tiểu đường.

Dưới đây là 1 số bài viết hữu ích khác về bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo thêm:

- Cách làm giảm lượng đường trong máu nhanh chóng, hiệu quả lâu dài

- Biến chứng tiểu đường: Những điều bạn cần làm để phòng tránh

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không”. Mọi băn khoăn khác cần giải đáp, bạn đừng ngần ngại liên hệ đến chuyên gia theo số:

ITK-219.png

Chúc bạn sức khỏe

BTV Lan Anh

Bình luận