Đường huyết trên 10 mmol/l mới có biến chứng phải không? Đường huyết của tôi vẫn dưới 10.

Chào bạn

Thực tế khi đường huyết tăng cao hơn mức bình thường, bạn đã có nguy cơ bị biến chứng. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng sẽ rõ rệt hơn nếu người bệnh tiểu đường có đường huyết khi đói trên 7 mmol/l, HbA1c trên 7%, đường huyết sau ăn 2h trên 10 mmol/l. Và đường huyết càng cao, càng không ổn định (tăng hạ thất thường) thì nguy cơ biến chứng càng tăng.

Tại Việt Nam, rất nhiều người bệnh tiểu đường bị biến chứng như tê bì, châm chích, bỏng rát chân tay ngay khi đường huyết đang trong giới hạn an toàn. Nguyên nhân là do ổn định đường huyết chỉ trì hoãn được việc xuất hiện biến chứng, không loại trừ được hoàn toàn nguy cơ mắc biến chứng. Cộng thêm người bệnh Việt Nam đa số phát hiện bệnh muộn 7 - 10 năm. Có nghĩa là trước thời điểm chẩn đoán 7 - 10 năm, bệnh tiểu đường đã xuất hiện, đường huyết đã tăng cao nhưng người bệnh không biết. Và khoảng thời gian này đủ để cho biến chứng xuất hiện.

Trường hợp của bạn, nếu đường huyết vẫn đang nằm trong ngưỡng mục tiêu kể trên thì đây là 1 tín hiệu tốt. Điều này chứng tỏ bạn có ít nguy cơ biến chứng hơn những người có đường huyết cao. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ biến chứng một cách tối đa hơn, bạn nên:

- Kiểm soát tốt cả mỡ máu, huyết áp bằng cách ăn nhạt, hạn chế chất béo, đồ chiên rán và thăm khám bác sĩ thường xuyên.

- Chăm sóc và kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương trước khi biến chứng loét bàn chân xuất hiện.

- Kết hợp sử dụng các thảo dược chống biến chứng tiểu đường như Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử: Nghiên cứu cho thấy những thảo dược này có tác dụng bảo vệ mạch máu và thần kinh, nhờ đó giúp tăng hiệu quả phòng ngừa biến chứng tiểu đường.

Dưới đây là thông tin cụ thể về các thảo dược này, bạn có thể tham khảo thêm:

https://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/dai-thao-duong/624-bai-thuoc-dong-y-dieu-tri-benh-tieu-duong.html

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Bình luận