Người bệnh tiểu đường nên ăn gì trong bữa sáng - cơm, bún, phở hay bánh mì?
Giải đáp của ThS.BS Nguyễn Huy Cường - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương:
Theo tôi quan sát, bữa ăn sáng của người Việt mình vẫn còn kém khoa học. Một bữa sáng điển hình thường là một bát phở, một tô bún, một bát miến, tệ nhất là xôi. Xôi làm tăng đường huyết rất nhiều, thậm chí nhiều hơn khi chúng ta uống 2 cốc nước đường. Tính trung bình có khoảng 50 - 70 gam chất đường cho 1 bữa sáng. Quá nhiều đường, hầu như không có rau và ít thực phẩm chứa chất đạm, chất béo. Một tô phở thường chỉ có khoảng 40 gam thịt.
Chế độ ăn như vậy phải được cải tiến, đặc biệt là khi đã mắc tiểu đường. Thứ nhất, chỉ nên ăn ⅓ hoặc ½ lượng chất bột trong bữa sáng bình thường. Thứ hai, lượng thịt thì nên gấp đôi hoặc gấp 3, thậm chí có thể ăn 1 bát phở với 1 hoặc 2 quả trứng. Sau đó, nên ăn 1 loại trái cây, ví dụ như 1 quả quýt hay 1 quả chuối nhỏ, đại diện cho rau, chất xơ.
Một bát phở có 60 gam đường, nếu ăn 1/3 bát thì chỉ còn 20 gam đường thôi. Sau đó, bạn ăn thêm 1 quả chuối 1 lạng là 15 gam đường. Tổng lại là 35 gam đường cho 1 bữa sáng. Thay vì chúng ta ăn 1 bát phở nguyên bản là 60 gam đường, thì ở đây chúng ta ăn ⅓ bát phở + 1 quả chuối, lượng đường chỉ bằng một nửa bát phở bình thường. Chúng ta bớt phần tinh bột đi, tăng phần đạm và thêm một chút hoa quả thay cho rau thì bữa sáng đó nó tốt hơn.
Hiện nay, người Việt Nam đã bắt đầu có những thói quen ăn sáng lành mạnh hơn. Ví dụ như người bệnh ăn yến mạch nấu với trứng hoặc sữa, như vậy sẽ tốt hơn là ăn bát phở. Tuy nhiên, các món đó đa phần còn lạ lẫm và ít phù hợp với khẩu vị của đại đa số người Việt. Người bệnh thích ăn bún, miến, phở vẫn được, nhưng khi ăn thì phải giảm phần chất bột đường trong đó và tăng các thức ăn chứa chất đạm, chất béo, chất xơ lên.
Bạn có thể tham khảo thêm về thực đơn gợi ý trong 1 tuần cho người tiểu đường TẠI ĐÂY.
Thông tin đến bạn:
Chế độ ăn khoa học là cần thiết để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, rất khó để đảm bảo ngày nào chúng ta cũng có thể ăn uống khoa học. Đó là lý do các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên kết hợp thảo dược trong phác đồ điều trị để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng, hạn chế tình trạng phải kiêng khem quá mức.
Theo y học cổ truyền, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn là các dược liệu quý xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc dân gian và được coi là “Tứ quý trong hỗ trợ điều trị đái tháo đường”. Sự kết hợp của 04 vị dược liệu này cùng với Alpha lipoic acid - một hoạt chất chống stress oxy hóa mạnh tạo nên công thức giúp giảm và ổn định đường huyết hiệu quả, đặc biệt là hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, khát nhiều, gầy sút cân… do đái tháo đường.
Để được tư vấn chi tiết cách dùng thảo dược giúp kiểm soát tiểu đường hiệu quả nhất, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia theo số điện thoại:
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Bình luận