Tôi mới phát hiện bệnh tiểu đường. Bác sĩ chưa cho thuốc mà chỉ hướng dẫn về tập thể dục và ăn chế độ, 1 tháng sau đi khám lại. Tôi định mua máy đo đường huyết về để theo dõi tại nhà, xin hỏi đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chào bạn,

Chỉ số đường huyết là lượng glucose (một loại đường đơn) có trong máu. Đường huyết thay đổi liên tục từng giờ, tăng giảm theo chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện của bạn. Vậy đối với người bệnh đái tháo đường, chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Tôi xin giải đáp như sau.

Chỉ số đường huyết nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường

Đường huyết chỉ cần cao hơn ngưỡng bình thường, nếu kéo dài đều có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường. Nếu đường huyết tăng quá cao một cách đột ngột, sức khỏe của bạn có thể bị đe dọa bởi các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu. Dưới đây là bảng thống kê chỉ số đường huyết an toàn - nguy cơ cao và nguy hiểm ở người tiểu đường.

 đường huyết tăng quá cao

Khi đường huyết tăng quá cao, bạn có thể gặp các triệu chứng như: Đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp, sốt, chóng mặt… Lúc này, tốt nhất bạn nên nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn?

Đã có rất nhiều thống kê và nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam, tỷ lệ kiểm soát tốt đường huyết hiện tại chưa cao. Vì vậy để kiểm soát được thì trước hết, bạn cần tuân thủ điều trị, đi khám định kỳ và dùng thuốc theo chỉ định. Hai là có chế độ ăn và tập luyện phù hợp với bệnh. Chia nhỏ bữa ăn, có bữa phụ sau bữa chính 2 tiếng (có thể dùng hoa quả, sữa); Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, 5 - 7 ngày một tuần. Sử dụng thuốc rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận