Chào bác sĩ, tôi bị tiểu đường tuýp 2 đã ba năm rồi, hiện giờ đường huyết lúc đói là 110mg/dL nhưng HbA1c lại cao 8.2%. Vậy tôi nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi cách ăn uống và điều trị sao cho hợp lý để ổn định cả đường huyết lúc đói và HbA1c.

Chào bạn,

Theo thông tin mà bạn chia sẻ thì đường huyết lúc đói của bạn đang khá ổn (110mg/dL, tương đương khoảng 6.1mmol/l). Tuy nhiên, chỉ số HbA1c 8.2% vẫn chưa ở mức khuyến cáo (dưới 6.5%).

HbA1c là đường huyết trung bình của 3 tháng gần nhất, nên nếu muốn đưa chỉ số này về mức an toàn, bạn sẽ cần giảm cả đường huyết lúc đói và sau ăn. Để làm được điều này, bạn cần:

1. Vận động nhiều hơn: tập thể dục ít nhất 30 phút trong 5 ngày/tuần.

2. Ăn uống lành mạnh: Bạn cần tránh xa các thực phẩm chế biến sẵn, nói không với nước ngọt có gas hay nước ép trái cây. Rau xanh và protein (thịt nạc, cá, trứng…) nên được đưa lên đầu bữa để tạo cảm giác no và giảm bớt lượng tinh bột (cơm, bún, miến, phở) ăn sau đó.

3. Giảm lượng thực phẩm trong mỗi bữa bằng cách Chia nhỏ khẩu phần ăn cả ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo năng lượng hoạt động cả ngày và giữ cho đường huyết sau ăn không tăng quá cao.

4. Tạo lịch ăn uống cố định: Không nên bỏ bữa, ăn các bữa quá xa nhau, ăn quá nhiều sẽ làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng giảm thất thường và ảnh hưởng đến HbA1c. Do đó bạn nên ăn vào các thời điểm cố định trong ngày.

5. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ: Uống thuốc đúng và đủ liều sẽ giúp đường huyết luôn ở ngưỡng bình thường trong mọi thời điểm, nhờ đó, HbA1c sẽ dần trở về mức dưới 6.5%.

Hiện nay, người bệnh tiểu đường có xu hướng sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để kiểm soát đường huyết và HbA1c. Một số loại thảo dược đã được chứng minh khả năng ổn định HbA1c là Nhàu, Mạch môn, Hoài sơn, Câu kỷ tử… Bạn nên chọn sản phẩm có chứa các thành phần này để mau đạt kết quả.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bình luận