Tập thể dục là biện pháp cải thiện sức khỏe dành cho tất cả mọi người. Riêng đối với những người mắc bệnh parkinson, tập thể dục là một phần đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát bệnh. Vậy đâu là bài tập giúp phục hồi vận động hiệu quả nhất cho người bệnh Parkinson? Cùng xem ngay trong bài viết dưới đây.

 

Bệnh Parkinson, người cao tuổi nên biết - Tuổi Trẻ Online

Người bệnh Parkinson tập thể dục đúng cách sẽ giúp phục hồi vận động hiệu quả

Vai trò của tập thể dục với người bệnh Parkinson

Parkinson là chứng rối loạn thần kinh tiến triển gây hiện tượng run tay, run chân ở tư thế nghỉ, khiến người bệnh có cử động chậm chạp, kéo lê bước… khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tập thể dục thường xuyên có thể giúp duy trì sự cân bằng, khả năng vận động và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Điều này có nghĩa là tập thể dục có thể giúp giảm bớt các triệu chứng Parkinson và thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Các lợi ích cụ thể của tập thể dục đối với những người bị bệnh Parkinson bao gồm:

  • Xây dựng, duy trì sức mạnh và độ bền của cơ bắp
  • Cải thiện rối loạn dáng đi, có thể giúp giảm nguy cơ ngã.
  • Tăng phạm vi chuyển động của tay, chân.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, đặc biệt là chức năng tim và phổi.
  • Tăng cường hiệu quả thuốc điều trị bệnh.
  • Cải thiện chức năng nhận thức.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
  • Ngăn ngừa táo bón.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Các bài tập tốt nhất cho người bệnh Parkinson

Các bài tập dành cho người bị bệnh Parkinson cần đảm bảo sự an toàn. Do đó, tùy thuộc vào sở thích và triệu chứng của từng cá nhân mà mỗi người lựa chọn các bài tập khác nhau để rèn luyện các kỹ năng vận động hoặc nhận thức. Một chương trình tập thể dục tốt nhất là kết hợp nhiều hoạt động bao gồm tập thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức mạnh, kỹ năng giữ thăng bằng và tính linh hoạt.

Các bài tập sức bền

Một nghiên cứu tại Hà Lan cho thấy, đối với những người bệnh Parkinson có triệu chứng nhẹ, tập các hoạt động sức bền 30-45 phút, 3 lần một tuần có tác dụng tương tự như một số loại thuốc điều trị Parkinson thông thường. Từ đó, có thể nói các bài tập sức bền giúp cải thiện thể lực nói chung và có thể cải thiện một số khía cạnh của chức năng vận động, đặc biệt có lợi cho những người bị bệnh parkinson. Các loại bài tập sức bền bao gồm đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước, đi xe đạp hoặc đi xe đạp tĩnh, chèo thuyền…

Cẩm nang chạy bộ đúng cách - Newbie nhất định phải đọc

Chạy bộ là bài tập tốt cho người bệnh Parkinson

Các bài tập rèn luyện thể lực

Các bài tập rèn luyện thể lực giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh, giúp người bệnh parkinson dễ dàng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia thường khuyến nghị các bài tập này tập trung vào một nhóm cơ tại một thời điểm và luân phiên các vùng trọng tâm mỗi ngày. Điều này giúp các cơ đã được tập luyện có thời gian nghỉ ngơi, phát triển mạnh mẽ hơn, giúp giảm nguy cơ chấn thương. Đối với mỗi nhóm cơ, người bệnh nên thực hiện 10-15 lần lặp lại trong 1-3 hiệp, mỗi nhóm cơ nên được tập 2-3 lần mỗi tuần.

Một số bài tập rèn luyện thể lực cho các nhóm cơ khác nhau bao gồm:

  • Bài tập tạ cuộn bắp tay trước
  • Bài tập tay sau
  • Tập xà đơn
  • Bài tập đứng lên- ngồi xuống
  • Bài tập đạp đùi.

4 bài Tập Tạ Tay hiệu quả cho dân gymer đích thực | California Fitness

Tập tạ là bài tập tay tốt cho người bị Parkinson

Các bài tập thăng bằng

Giữ thăng bằng rất quan trọng để giúp người bệnh Parkinson ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ ngã. Các bài tập cải thiện thăng bằng như yoga, pilates, thái cực quyền…

Các bài tập phối hợp

Khi bị bệnh parkinson, các chuyển động của cơ sẽ chậm lại theo thời gian. Điều này có thể khiến việc phối hợp các chuyển động phức tạp hơn trở nên khó khăn. Thực hiện các bài tập phối hợp nhằm tăng cường tính linh hoạt, nhanh nhẹn của cơ bắp có thể giúp cải thiện và duy trì các kỹ năng vận động. Các bài tập phối hợp bao gồm đi dạo, đạp xe, khiêu vũ…

Đặc biệt, với người bệnh Parkinson mới có biểu hiện run tay, có thể thực hiện bài tập:

-Nhặt đồ: Chọn một vật nhỏ như bút chì, xúc xắc hoặc đồng xu. Đặt các vật này trên bàn và dùng tay nhặt lên từng cái một, sau đó nắm chặt và đặt trở lại xuống bàn. Thực hiện luân chuyển hai tay.

-Chạm vào đầu ngón tay: Giữ cánh tay ở tư thế thư giãn, cong khuỷu tay, hướng lòng bàn tay ra ngoài. Từ từ uốn cong ngón trỏ chạm vào ngón tay cái, sau đó mở lại bàn tay. Lặp lại với ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út.

Một số sở thích và hoạt động cũng có thể giúp cải thiện khả năng phối hợp, bao gồm: Vẽ, viết thư, làm vườn và trồng cây, may hoặc đan len, chơi một nhạc cụ như piano hoặc guitar

Quy tắc 5 giây nhặt đồ ăn bị rơi có thần thánh như lời đồn? - Tinmoi

Nhặt đồ là bài tập tốt, nhẹ nhàng cho người bị Parkinson

Tham khảo các thảo dược giúp cải thiện tình trạng chậm vận động của người bệnh Parkinson

Từ lâu, bộ đôi Thiên ma, Câu đằng đã được sử dụng trong các bài thảo dược giúp phục hồi vận động cho người bệnh Parkinson. Các thành phần này đều đã có nghiên cứu, chứng minh hiệu quả giúp hỗ trợ làm giảm chứng run tay chân, phục hồi khả năng vận động của cơ thể. Cụ thể:

Thiên ma: Ổn định tính dẫn truyền, bảo vệ tế bào thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh. Đồng thời giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình stress oxy hóa. Bên cạnh đó còn làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

Câu đằng: Đóng vai trò như một tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh. Nó giúp làm giảm sự phóng điện bất thường của các tế bào. Nhờ đó làm giảm tần suất xuất hiện và mức độ của các triệu chứng run, rung giật.

Khi kết hợp bộ đôi này, ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng run tay chân còn hỗ trợ phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Người bệnh sẽ đi lại dễ dàng, nhanh nhẹn hơn mà không sợ bị té ngã. 

Nếu còn băn khoăn về tình trạng run tay chân hay bệnh lý Parkinson, hãy bình luận bên dưới để được chuyên gia hỗ trợ bạn nhé.

H+---VLK.jpg

 

Bình luận