Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, những nghiên cứu này là quan sát và không thể chứng minh nguyên nhân và kết quả. Để tìm hiểu kỹ hơn về việc sử dụng sữa cho người bệnh Parkinson, mời bạn theo dõi bài viết sau.

Sử dụng nhiều sữa làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Nghiên cứu cho thấy urat và acid uric huyết thanh có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, nồng độ chất này tỷ lệ nghịch với nguy cơ mắc và tiến triển của bệnh Parkinson, trong khi người tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm từ sữa thường có nồng độ acid uric huyết thanh thấp.

Ngoài ra, sự có mặt của các độc tố gây hại tế bào thần kinh tiết dopamin như thuốc trừ sâu và polychlorinated biphenyl trong các sản phẩm từ sữa cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Các nghiên cứu trên não người bệnh Parkinson sau khi tử vong cho thấy, nồng độ thuốc trừ sâu clo hữu cơ và polychlorinated biphenyl cao hơn so với nhóm đối chứng. Tuy có mối liên hệ giữa các sản phẩm từ sữa với bệnh Parkinson, nhưng phô mai hoặc sữa chua lại không có kết quả tương tự. Chính vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu bổ sung để xác định chính xác vấn đề này.

Sua-va-che-pham-tu-sua-lam-tang-nguy-co-mac-benh-Parkinson.webp

Uống quá nhiều sữa có thể khiến bệnh Parkinson trầm trọng hơn

>>>Xem thêm: Nhận biết biến chứng nguy hiểm do Parkinson gây ra & cách khắc phục

Các chất dinh dưỡng có vai trò chưa rõ ràng trong bệnh Parkinson

Trong sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt và không tốt cho não bộ, có thể kể đến như:

Chất béo (lipid)

Nghiên cứu trên động vật cho thấy, chế độ ăn giàu chất béo khiến bệnh Parkinson tiến triển trầm trọng hơn do làm giảm nồng độ dopamin trong tế bào liềm đen và vùng lân cận. Bởi chất béo ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong tế bào và gia tăng stress oxy hóa, gây chết tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ lại chứng minh rằng chế độ ăn giàu chất béo ketogenic giúp cải thiện triệu chứng và mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson. Kết quả này có được một phần vì chế độ ăn ketogenic chỉ chứa 8% protein, nên không ảnh hưởng tới quá trình hấp thu levodopa.

Một vài nghiên cứu khác lại chứng minh rằng, những người mắc bệnh Parkinson thường có nồng độ cholesterol máu thấp hơn bình thường và giảm quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở tế bào. Chính vì vậy, rất có thể nồng độ cholesterol tỷ lệ nghịch với nguy cơ phát triển hoặc tiến triển bệnh Parkinson, điều này thể hiện rõ rệt ở phụ nữ hơn.

Che-do-an-giau-chat-beo-lam-benh-Parkinson-nhanh-tien-trien-nang-hon.jpg

Chế độ ăn giàu chất béo làm bệnh Parkinson nhanh tiến triển nặng hơn

Thịt (protein)

Là các thực phẩm có nguồn gốc động vật, số lượng thịt tiêu thụ có thể tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Nguyên nhân có thể do heme trong thịt đỏ không được tiêu thụ đúng cách, làm tăng nồng độ sắt, gây tổn thương ty lạp thể và ảnh hưởng đến tế bào. Đối với người bệnh Parkinson, protein lại cản trở quá trình hấp thu levodopa, vì vậy cần hạn chế lượng thịt trong chế độ ăn, hoặc sử dụng thuốc cách xa bữa ăn.

Tinh bột (carbonhydrat)

Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, carbohydrate trong chế độ ăn giúp bổ sung acid amin tyrosine – nguyên liệu tổng hợp dopamin, do đó làm gia tăng nồng độ chất này, từ đó phòng ngừa bệnh Parkinson. Đặc biệt, carbohydrate có chỉ số đường huyết cao làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, bởi chúng làm tăng cảm ứng insulin trong não.

Tuy nhiên, chế độ ăn giàu carbohydrate lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và người mắc bệnh này có nguy cơ cao bị bệnh Parkinson, nguyên nhân có thể do biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần làm rõ hơn nữa mối liên hệ giữa tinh bột với nguy cơ bệnh Parkinson.

Vitamin D, C và E

Sự thiếu hụt vitamin D là nguyên nhân gây bệnh Parkinson, nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động kênh canxi, giúp duy trì hoạt động của tế bào tiết dopamin. Chính vì vậy, bổ sung vitamin D có thể giúp phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.

Tương tự như Vitamin D, vitamin C và E cũng được nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả bảo vệ tế bào thần kinh, phòng ngừa bệnh Parkinson.

Ngoài các nghiên cứu về dinh dưỡng thì nhiều bằng chứng cũng chỉ ra, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng có khả năng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh và cải thiện đáng kể triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp ở người bệnh Parkinson. Đây cũng là một giải pháp hữu ích mà người bệnh có thể tham khảo sử dụng.

Như vậy, người Parkinson có nên uống sữa nhưng cần chọn sữa ít béo hoặc sữa tách béo vì chúng có hàm lượng protein thấp hơn. Có thể thay thế sữa bằng các nguồn canxi và vitamin D khác như sữa chua, pho mát, các loại rau lá xanh và cá béo.

Ngoài ra, người bệnh Parkinson cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bao gồm nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý Parkinson và sản phẩm giúp phòng, hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận ngay bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ và giải đáp sớm nhất cho bạn

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận