Viêm túi mật - Nguyên nhân và triệu chứng
Túi mật là cơ quan hình quả lê nằm ở phía trên bên phải của bụng, ngay dưới gan, có chức năng lưu trữ dịch mật. Khi ăn, túi mật co bóp tống mật qua ống mật chủ, xuống ruột non, giúp tiêu hóa chất béo. Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm, hầu hết các trường hợp viêm là do sỏi, ngoài ra còn có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, chấn thương hoặc khối u.
Ung thư ống mật
Ung thư ống mật khởi phát khi các tế bào bình thường trong ống mật bị biến đổi bất thường (tăng sản hoặc loạn sản) không kiểm soát được, tạo thành một khối gọi là khối u. Khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư), nếu ác tính có nghĩa là nó có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể.
Rối loạn vận động mật
Mật được sản xuất ra từ gan, sau đó được dự trữ ở túi mật và khi có những tín hiệu kích thích chúng sẽ đi ra khỏi túi mật theo đường ống dẫn mật qua cơ vòng Oddi và xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Khi chu trình thực hiện giữa các cơ quan không ăn khớp với nhau, mật không xuống được tá tràng để tiêu hóa thức ăn được thì gọi là rối loạn vận động mật.
Nhiễm khuẩn đường mật
Đường dẫn mật là hệ thống giao thông quan trọng giúp vận chuyển mật từ gan (nơi sản xuất dịch mật) xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn hoặc quay lại dự trữ trong túi mật. Nhiễm khuẩn đường mật là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường dẫn mật trong gan hoặc ngoài gan. Nhiễm khuẩn đường mật có thể gây ra những biến chứng rất nặng như: viêm gan, áp xe đường mật, ung thư đường mật, rò túi mật, hoại tử túi mật, sốc, nhiễm khuẩn máu, viêm thận, suy thận...
Những thực phẩm tốt cho túi mật
Túi mật đảm nhiệm một công việc quan trọng là cô đặc và dự trữ dịch mật - giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Những bệnh về túi mật thường gặp bao gồm viêm túi mật, nhiễm trùng túi mật, hoặc sỏi túi mật... Nguyên nhân gây bệnh cho túi mật phần lớn là do chế độ ăn uống, trong đó có liên quan nhiều đến việc sử dụng các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, việc lựa chọn những thực phẩm tốt có thể giúp bạn phòng ngừa được các bệnh của túi mật và tránh được những rắc rối do các vấn đề của túi mật gây ra.
Sỏi sắc tố mật
Sỏi sắc tố mật thường gặp ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn kém. Sỏi sắc tố thường nhỏ, có màu đen hoặc nâu. Chúng có thể có kích thước từ rất nhỏ đến lớn như một quả bóng golf. Hiểu được những nguyên nhân hình thành loại sỏi này sẽ giúp người bệnh phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Sỏi cholesterol và phương pháp điều trị
Sỏi mật cholesterol có thành phần là cholesterol. Ở châu Âu và Mỹ phần lớn là sỏi cholesterol chiếm 80%, sỏi chủ yếu nằm trong túi mật. Ở Việt Nam trước kia chủ yếu là sỏi sắc tố mật, sỏi thường nằm ở trong gan và ống mật chủ gây nhiễm khuẩn đường mật, còn sỏi túi mật chỉ chiếm 5-10%. Ngày nay sỏi túi mật tăng cao chiếm tới 50% trường hợp sỏi mật, đồng thời tỷ lệ sỏi cholesterol cũng tăng cao.
Bùn mật
Bùn mật hay còn gọi là sỏi bùn, đây là một biểu hiệu sớm của bệnh sỏi mật. Bùn mật có thể gây ra nhiều triệu chứng, biến chứng như viêm đường mật, túi mật. Bạn cần chú ý điều trị ngay bằng cách thực hiện chế độ ăn, tập luyện để tăng cường sức khỏe đường mật trước khi bùn phát triển thành sỏi.
Đặt Stent để điều trị tắc nghẽn đường mật
Tắc nghẽn đường mật xảy ra khi ống vận chuyển mật từ gan xuống ruột non (tá tràng) bị chặn lại bởi sỏi, một khối u, một chấn thương hoặc tình trạng viêm của đường mật. Tình trạng này nhanh chóng dẫn đến các rối loạn về tiêu hóa, chức năng giải độc, gây tổn thương cho gan và các cơ quan lân cận. Hiện tại đã có một số phương pháp được sử dụng để điều trị tắc đường mật nhưng nội dung dưới đây đề cập đến phương pháp đặt stent.
Viêm túi mật không thể chủ quan
Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay, viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng đã biến chứng khá nặng như viêm mủ và áp-xe đường mật, suy tuần hoàn, chảy máu các tạng, viêm phúc mạc, có lỗ rò vào đường tiêu hóa...
Phương pháp điều trị sỏi trong gan
Sỏi mật không đơn giản chỉ là sỏi trong túi mật hay ống mật mà còn xuất hiện trong gan. Vậy sỏi trong gan có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Việc sử dụng máy nội soi để truy tìm và dùng xung động thủy lực phá sỏi cho phép "diệt" sỏi ở các nhánh mật nhỏ nằm sâu trong gan, giúp giảm đáng kể tỷ lệ sót sỏi sau tán. Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trưng Vương TP HCM là hai cơ sở duy nhất ở Việt Nam thực hiện được kỹ thuật này.