
Điều trị polyp túi mật và cách tiếp cận hiệu quả
Polyp túi mật là bệnh chỉ sự tăng sinh bất thường các tế bào trong niêm mạc thành túi mật. Đa phần polyp túi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và đến hơn 90% lành tính. Tuy nhiên, polyp túi mật cũng có thể gây nên biến chứng viêm túi mật, vàng da, tắc mật, đau hạ sườn phải tương tự như sỏi mật. Để lựa chọn được phương pháp điều trị polyp túi mật hiệu quả, cần phụ thuộc vào kích thước của polyp và các triệu chứng của bệnh. Các triệu chứng của polyp túi mật

Sau nội soi mật tụy ngược dòng – ERCP nên ăn gì?
Nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP) được sử dụng để chẩn đoán và điều trị sỏi đường mật. Do tính chất xâm lấn của ERCP, bạn cần có một chế độ ăn uống phù hợp trước và sau khi thực hiện thủ thuật. Chế độ ăn này có thể thay đổi phù hợp tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể và các yếu tố nguy cơ gây biến chứng.

Vỡ túi mật do sỏi mật – chớ nên coi thường!
Vỡ túi mật do sỏi mật là một tình trạng cấp cứu, đặc trưng bởi những cơn đau quặn mật dữ dội, xảy ra đột ngột và biến mất nhanh chóng. Nếu không điều trị kịp thời, vỡ túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

5 cách giảm khó chịu sau cắt túi mật
Phẫu thuật cắt túi mật là cách giải quyết nhanh chóng các vấn đề về bệnh túi mật. Cắt túi mật là một phẫu thuật đơn giản nhưng sau khi cắt túi mật, bạn có thể gặp phải một số khó khăn nhất định trong việc tiêu hóa và hấp thu chất béo. Theo thống kê có đến một nửa bệnh nhân sau cắt túi mật gặp phải các vấn đề tiêu hóa như đầy trướng, chậm tiêu, đau tức hay tiêu chảy.

Giảm đau do sỏi mật nhờ lựa chọn thực phẩm thông minh
Sỏi mật hình thành từ các chất bên trong dịch mật, thường là cholesterol, chúng tích tụ thành khối cứng. Sỏi mật có thể làm cản trở dòng chảy của dịch mật, gây nên cơn đau bụng mật sau bữa ăn giàu chất béo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có triệu chứng đau khi mắc sỏi mật. Những viên sỏi “im lặng” này không gây đau và thường dễ bị bỏ sót. Chỉ có một phần năm người bị sỏi mật có triệu chứng đau và cần phải điều trị, thường là phẫu thuật cắt túi mật. Một chế độ ăn uống khoa học với cách lựa chọn thực phẩm hợp lý có thể giúp bạn hạn chế được những cơn đau do sỏi.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt túi mật
Cắt túi mật là phẫu thuật nhằm loại bỏ túi mật ra khỏi cơ thể. Túi mật là một cơ quan hình quả lê nằm ngay dưới gan, lệch sang phía trên bên phải ổ bụng. Nó có nhiệm vụ lưu trữ và cô đặc dịch mật – dịch tiêu hóa do gan tiết ra để tiêu hóa chất béo.

Tổng hợp thông tin chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi túi mật
Sỏi túi mật không phải là căn bệnh hiểm nghèo nhưng nếu chủ quan nó cũng để lại nhiều hậu quả khôn lường. Chẩn đoán sớm và có phương pháp phù hợp trong điều trị sỏi túi mật đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bệnh.

Chế độ ăn uống tốt nhất khi mắc bệnh sỏi túi mật
Muốn điều trị sỏi túi mật hiệu quả cần có sự phối hợp của nhiều giải pháp, trong đó chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Ăn uống đúng cách có thể giúp làm giảm triệu chứng sỏi túi mật, ngăn ngừa sỏi tăng kích thước. Ngược lại, chế độ ăn không khoa học có thể kích hoạt một cơn đau quặn hạ sườn phải, làm tăng tình trạng đầy trướng, chậm tiêu…

Các dạng bệnh túi mật thường gặp và cách điều trị
Túi mật là cơ quan nhỏ, nằm ở mặt dưới gan phải làm nhiệm vụ cô đặc, lưu trữ và bài tiết mật - dịch tiêu hóa chất béo được sản xuất ở gan. Vậy, sẽ ra sao nếu túi mật không khỏe?

Sỏi mật uống thuốc gì?
Bạn có thể “chung sống hòa bình” cả đời với sỏi mật nếu nó không biểu hiện triệu chứng. Ngược lại, khi sỏi mật gây triệu chứng, có nghĩa là người bệnh đã xuất hiện biến chứng. Khi đó, bạn cần được can thiệp y tế. Một trong những phương pháp điều trị sỏi mật là dùng thuốc.

Polyp túi mật & Những thông tin không thể bỏ qua
Polyp túi mật là một trong những bệnh về túi mật khá phổ biến, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư túi mật. Tuy phổ biến, nhưng polyp rất ít khi được phát hiện sớm mà thường nhận thấy tình cờ thông qua kết quả siêu âm ổ bụng. Bài viết sau sẽ tập hợp những thông tin cơ bản về bệnh polyp túi mật, từ khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cho tới những phương pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay.

Các loại sỏi mật: Sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và sỏi hỗn hợp
Sỏi mật là một bệnh thường gặp của hệ tiêu hóa, xảy ra có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là sự mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật. Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo chính, sỏi mật được chia làm ba loại là sỏi cholesterol, sỏi sắc tố và sỏi hỗn hợp.