Những điều cần biết về thuốc Metoprolol trong điều trị rối loạn nhịp tim
Metoprolol là một thuốc chẹn beta, được biết dưới tên thương mại là Lopressor và Toprol XL. Thuốc có tác dụng làm giảm nhịp tim bằng cách ngăn chặn hoạt động của các hormone giao cảm lên tim. Metoprolol thường được ưu tiên sử dụng trong điều trị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhịp nhanh trên thất.
Lưu ý khi sử dụng Amiodarone trong điều trị rối loạn nhịp tim
Amiodarone (có tên thương mại là Cordarone), là một thuốc chống loạn nhịp được sử dụng cho những trường hợp rối loạn nhịp tim có nguồn gốc từ tâm thất như nhịp nhanh thất, rung thất. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.
Thuốc chẹn beta trong điều trị rối loạn nhịp tim nhanh
Thuốc chẹn beta giao cảm, còn gọi là đối kháng beta-adrenergic, là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn nhịp tim nhanh. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho người bệnh, sử dụng thuốc chẹn beta dài ngày cũng tiềm ẩn một số rủi ro có hại cho sức khỏe. Hiểu rõ về lợi ích và nguy cơ sẽ giúp người bệnh sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Thuốc Plavix (Clopidogrel): Những lưu ý khi sử dụng để phòng ngừa cục máu đông
Plavix với hoạt chất chính clopidogrel, là một thuốc có khả năng làm giảm sự kết tụ của tiểu cầu, do đó làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, giúp phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tái tắc hẹp mạch vành sau khi đặt stent. Khi sử dụng Plavix dài ngày liệu có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe? người bệnh cần lưu ý những gì để có kết quả điều trị tốt nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
Lưu ý khi sử dụng aspirin trong điều trị bệnh tim
Aspirin là một loại thuốc được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay trong điều trị bệnh tim mạch. Trong suốt 100 năm kể từ ngày ra đời, aspirin được sử dụng để điều trị đau nhức, kháng viêm, hạ sốt. Đến năm 1970, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện ra một công dụng mới của loại thuốc này, đó là quản lý bệnh tim và phòng ngừa đột quỵ.
Thuốc điều trị bệnh rung tâm nhĩ
Thuốc điều trị bệnh rung tâm nhĩ
Rối loạn nhịp tim có những loại nào?
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý nguy hiểm thường gặp trong nhóm các bệnh lý tim mạch. Rối loạn nhịp tim có một số dạng chính gồm ngoại tâm thu, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, và nhịp tim chậm. Chi tiết về từng dạng rối loạn nhịp tim được cập nhật trong bài viết dưới đây.
Đánh trống ngực, tim đập nhanh và các câu hỏi thường gặp
Đánh trống ngực, tim đập nhanh là những triệu chứng mà ai trong chúng ta cũng từng gặp phải. Đặc biệt nếu kèm theo mệt mỏi, khó thở… hoặc xuất hiện ở đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai và trẻ em thì chắc hẳn sẽ gây cho bạn nhiều lo lắng. Lý giải cho những hiện tượng này như thế nào, và cách xử lý ra sao là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.
Một cơn đau tim là gì?
Trong suốt cuộc đời, có thể sẽ một hai lần bạn xuất hiện cơn đau tim hay chỉ là cảm giác nhói nơi lồng ngực. Nhưng có nhiều người bệnh phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau tim. Vậy một cơn đau tim là gì? Điều gì dẫn đến tình trạng đó và phải xử trí như thế nào ?
Rối loạn thần kinh tim điều trị thế nào?
Trái tim co bóp và bơm máu đi nuôi cơ thể được là nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh thực vật, cụ thể là hệ thần kinh tim. Nó còn được gọi là hệ thần kinh tự động, do có chức năng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc sự chỉ huy của não bộ. Đó là lý do vì sao bạn không thể “bảo” được trái tim đập chậm lại hay đập nhanh hơn. Khi hệ thần kinh tim bị rối loạn, trái tim cũng hoạt động lệch lạc và gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Ngoại tâm thu - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trái tim của chúng ta mỗi ngày tạo ra những nhịp đập đều đặn và liên tục vì nó được điều khiển bằng máy tạo nhịp tim tự nhiên của cơ thể - nút xoang. Thực tế, tất cả các tế bào cơ tim có khả năng kích hoạt lực co bóp của mình một cách độc lập với nút xoang, vậy nhưng trong điều kiện bình thường, chúng luôn hoạt động đều đặn theo tín hiệu phát ra từ nút xoang. Nếu có bất cứ vùng tim nào đập sớm hơn hoặc không đập theo tín hiệu điện tim, hay tự động phát nhịp, tim sẽ tạo ra một nhịp đập sớm, nhịp phụ, hay còn gọi là nhịp ngoại tâm thu.
Nhịp nhanh trên thất và những vấn đề cần quan tâm
Nhịp tim được điều khiển bởi hệ thống điện trong trái tim. Tín hiệu điện bắt đầu phát ra từ nút xoang (ở nhĩ phải) làm cho tâm nhĩ co bóp một cách đều đặn. Các tín hiệu sau đó được truyền qua nút nhĩ thất (ở sát vách ngăn giữa buồng nhĩ và thất) từ đây chúng được đi vào cơ tâm thất làm thất co bóp.