Tìm hiểu về rối loạn thần kinh tim
Xã hội ngày một phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao đi kèm với đó là những áp lực, mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống và công việc. Đến một ngày, bạn bỗng nhiên cảm thấy hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh hơn, thở khó, thở dốc, mất ngủ, bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt, tay chân đau mỏi, vã mồ hôi hột nhưng khi đi khám không hề phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào tại tim, điều đó càng làm cho bạn trở nên hoang mang - đó là những triệu chứng hết sức điển hình của chứng rối loạn thần kinh tim, một bệnh lý đang có xu hướng gia tăng ngày càng nhiều trong cuộc sống hiện đại.
Đốt điện tim: Những lưu ý trước và sau khi tiến hành
Đốt điện tim là một trong những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim khá phổ biến hiện nay bởi không cần phẫu thuật. Đốt điện thông thường sẽ được chỉ định khi mà rối loạn nhịp tim không thể kiểm soát bằng thuốc hoặc các phương pháp điều trị nội khoa khác. Dưới đây là những lưu ý trước và sau khi tiến hành đốt điện tim mà bạn cần phải biết.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột qụy và giải pháp phòng ngừa
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ xuất hiện các cục máu đông, có thể dẫn tới đột quỵ. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ khi bị rung tâm nhĩ? Bài viết sau đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Rung thất - Rối loạn nhịp tim gây chết người trong vài giây
Rung thất (Ventricular fibrillation) xảy ra khi tim đập với các xung điện nhanh và bất thường. Điều này làm cho buồng tim dưới (tâm thất) rung lên một cách vô ích, thay vì thực hiện nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể. Rung thất có thể lấy đi tính mạng của người bệnh trong vài giây nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thuốc và các phương pháp điều trị nhịp tim nhanh
Mỗi phút, trái tim của người trưởng thành khỏe mạnh đập khoảng 60 - 100 nhịp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Nhịp tim nhanh (tachycardia) xảy ra khi tim đập trên 100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi.
Hội chứng QT dài - Nguyên nhân gây đột tử ở người trẻ
Hội chứng QT dài (long QT syndrome: LQTS) ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống điện tim và dẫn đến nhịp tim bất thường. Hội chứng QT dài là rối loạn nhịp tim không phổ biến, tỷ lệ mắc là 1/2000 người.
Hội chứng Brugada: Nguyên nhân gây chết trẻ ở các vận động viên
Hội chứng Brugada là một bất thường trong hoạt động điện của tim gây rối loạn nhịp tim, có liên quan đến di truyền. Nhiều người mắc hội chứng Brugada nhưng không biểu hiện triệu chứng nên không biết mình bị bệnh.
Hội chứng “trái tim tan vỡ”: Đau khổ cũng có thể giết người
Phụ nữ thường là những người dễ bị tác động về tình cảm, cảm xúc hơn là nam giới. Đây cũng là nguyên nhân tại sao hội chứng “trái tim tan vỡ”(broken heart syndrome) lại thường xuất hiện ở nữ giới sau những kích thích mạnh về tình cảm và tâm lý. Hội chứng này có thể tự hết sau thời gian ngắn, nhưng cũng có thể khiến người bệnh tử vong.
Rung nhĩ và biến chứng suy tim, đột quỵ, mất trí nhớ
Rung tâm nhĩ (atrial fibrillation, gọi tắt là rung nhĩ) là một dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng nhưng bản thân nó không đe dọa tính mạng, trừ khi dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, bao gồm đột quỵ và suy tim.
Rối loạn nhịp tim ở trẻ: Các dạng thường gặp
Rối loạn nhịp tim là căn bệnh khiến tim của trẻ hoạt động bất thường. Nhịp tim có thể rất nhanh hoặc rất chậm, đôi khi lại lúc nhanh lúc chậm. Đa phần rối loạn nhịp tim ở trẻ không đáng lo ngại, số còn lại mặc dù nguy hiểm nhưng đều có phương pháp điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm.
Các phương pháp điều trị nhịp nhanh thất hiệu quả
Khác với nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Điều trị nhịp nhanh thất phụ thuộc vào độ ổn định của huyết động (lưu lượng máu ra vào tim). Người bệnh có cơn tim nhanh thất gây rối loạn huyết động nặng cần được cấp cứu ngay.
Nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là nguy hiểm?
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số nhịp tim bao nhiêu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đi khám bác sĩ và điều trị? Tất cả những mối băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.