Bệnh Parkinson có nguy hiểm bởi sự xuất hiện của những biến chứng này
Là một bác sĩ sản khoa về hưu, ông Đỗ Bình Dương không ngờ rằng đã gần cuối đời ông lại mắc phải căn bệnh Parkinson. Ban đầu chỉ là triệu chứng run nhẹ ở tay, dần dần biểu hiện run nặng hơn, ông khó khăn khi cầm cốc nước đầy, cầm bát cơm ăn, không bước nổi lên cầu thang. Dù đã chữa trị bằng theo đơn thuốc tại bệnh viện nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm nhiều, trong lòng ông không khỏi lo lắng.
Bệnh Parkinson có nguy hiểm bởi những biến chứng mà bệnh gây ra cho sức khỏe của bạn
Bệnh Parkinson gây nguy hiểm như thế nào?
Ngày càng có nhiều phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson, các thuốc mới được nghiên cứu nhưng các chuyên gia thần kinh học cho biết: Bệnh Parkinson vẫn chưa thể chữa khỏi và để đối phó với những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra, cần có sự tham gia tích cực của bản thân người bệnh, người thân của họ chứ không riêng gì bác sĩ điều trị.
Việc phát hiện muộn Parkinson khi đã mất hơn 70% lượng dopamin trong não là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị. Các nhà nghiên cứu đã thống kê rằng, nếu không được điều trị hoặc điều trị ở giai đoạn muộn, 61% trường hợp bệnh nhân bị Parkinson sẽ tàn phế hoặc tử vong sau từ 5 – 9 năm. Và sau mười năm, tỷ lệ này sẽ tăng lên là 80%.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson thường xuất hiện ở giai đoạn cuối
Nhiều chuyên gia nhận định, bệnh Parkinson không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng tức thì. Nhưng diễn tiến của bệnh làm cản trở lớn tới cuộc sống và công việc sinh hoạt hàng ngày; đồng thời tác động nghiêm trọng tới tâm lý, làm giảm sút trầm trọng chất lượng chất của người bệnh.
Biến chứng sớm
Bệnh Parkinson có thể gây ra những biến chứng từ giai đoạn sớm, trước khi được chẩn đoán bệnh. Đôi khi những biến chứng này lại trở thành dấu hiệu sớm cảnh báo cho bạn nguy cơ mắc bệnh Parkinon để đi kiểm tra tại bệnh viện.
Đó là các biến chứng như táo bón, giảm khứu giác, mệt mỏi, trầm cảm… Đặc biệt là các vấn đề về rối loạn giấc ngủ cũng thường xuyên xảy ra người bệnh Parkinson, họ có xu hướng hay buồn ngủ vào ban ngày thường xuyên bị tỉnh giấc vào ban đêm và rất khó có thể đi ngủ lại.
Cải thiện tình trạng táo bón ở người bệnh Parkinson
Biến chứng về vận động
Các biến chứng về vận động có thể khác nhau giữa người này và người khác. Những trường hợp có biểu hiện ban đầu là co cứng cơ và di chuyển chậm chạp có thể sẽ tiến triển nhanh hơn so với những người bệnh có biểu hiện đầu tiên là run.
Ở người già, bệnh Parkinson sẽ tiến triển nhanh và nguy hiểm hơn, đặc biệt là khả năng giữ thăng bằng. Người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ té ngã cao và để lại những hậu quả khó lường.
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối các biến chứng sẽ xuất hiện trầm trọng hơn, bao gồm: mất điều hòa thăng bằng, chứng múa giật, rối loạn trương lực cơ… Trong giai đoạn này, người bệnh có thể bị mất khả năng tự lập nghiêm trọng và không thể tự thực hiện các công việc sinh hoạt đơn giản hàng ngày như mặc quần áo, ăn uống hay vệ sinh cá nhân và phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Các biến chứng không liên quan đến vận động
Các triệu chứng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh thậm chí có trước các triệu chứng vận động. Chúng có thể xuất hiện do các tác dụng phụ của thuốc hay các biện pháp can thiệp phẫu thuật và làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Theo thống kê từ các bác sĩ chuyên ngành tại Mỹ vào tháng 2/ 2013, có khoảng 60% những bệnh nhân Parkinson có biểu hiện sa sút trí tuệ trong vòng 12 năm kể từ khi phát hiện bệnh.
Khi bệnh Parkinson tiến triển, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng về vận động bao gồm: ảo giác, trầm cảm, táo bón, suy giảm chức năng tình dục, huyết áp thấp, khó nhai và nuốt.
Ở giai đoạn sau, mọi sinh hoạt cá nhân của người Parkinson cần người thân giúp đỡ
Cách hóa giải các biến chứng nguy hiểm của bệnh Parkinson
Căng thẳng, lo lắng sẽ làm người bệnh Parkinson giảm bớt suy nghĩ tích cực, gián tiếp làm giảm hiệu quả điều trị. Để giảm thiểu những ảnh hưởng này, bản thân người bệnh nên tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tránh ngồi quá nhiều trong phòng, tìm kiếm niềm vui bằng cách chơi cờ, nghe nhạc, chơi cùng con cháu… Những người thân trong gia đình cũng cần chú ý tới tâm trạng của họ, luôn động viên, dành nhiều thời gian trò chuyện, chia sẻ để người bệnh có thêm động lực vượt qua.
Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, trái cây (nếu không bị tiểu đường), ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch… Nên ăn đồ ăn mền, lỏng, dễ tiêu hóa. Chia nhiều bữa ăn trong ngày và nên ăn chậm, nhai kỹ.
Bệnh Parkinson gây mất thăng bằng, khiến người bệnh khó khăn khi đi bộ hoặc giữ dáng điệu bình thường. Tập thể dục sẽ là lời khuyên tốt nhất giúp người bệnh giảm run, giảm co cứng cơ khớp và cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Lời khuyên cuối cùng, cũng là lời khuyên quan trọng nhất đó là người bệnh cần tin tưởng vào kết quả điều trị của Parkinson. Sử dụng thuốc đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý tăng, thêm liều thuốc điều trị hoặc thay thế các loại thuốc khác.
Sau khi được các bác sĩ điều trị trấn an bệnh Parkinson có nguy hiểm nhưng vẫn có những cách hóa giải, ông Đỗ Bình Dương đã bớt lo lắng phần nào. Kể từ đó, ông chú trọng tới việc dùng thuốc, kết hợp với chế độ ăn và các bài tập thể dục phù hợp. Ông cũng tích cực tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh Parkinson từ thảo dược quý. Chính nhờ những quyết tâm đó mà đến nay, dù đã chung sống với Parkinson nhiều năm nhưng sức khỏe ông Dương đã cải thiện rất tốt. Ông cầm được cốc nước đầy, tự ăn cơm và sinh hoạt cá nhân, thậm chí ông có thể đi được cả xe đạp điện.
Thay vì lo lắng bệnh Parkinson có nguy hiểm không, sống được bao lâu thì tiếp nhận điều trị, tích cực suy nghĩ lạc quan và sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược sẽ giúp đẩy lùi biến chứng, góp phần nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Các bài viết liên quan
Điều trị bệnh parkinson bằng Đông y
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Bình luận