Làm sao để phân biệt chứng run vô căn và run trong Parkinson?
Phân biệt chính xác run vô căn và run do Parkinson sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả
Các điểm khác nhau của run vô căn và run trong bệnh Parkinson
Khác nhau ở triệu chứng
Mặc dù đều gây ra hiện tượng run, tuy nhiên đặc điểm của từng tình trạng này lại khác nhau giúp ta có thể phân biệt hai loại bệnh.
Trong khi bệnh nhân bị bệnh Parkinson có triệu chứng run tay nặng hơn khi nghỉ ngơi thì bệnh nhân bị run tay vô căn có triệu chứng run tay khi cầm nắm hoặc làm việc. Cụ thể như sau:
– Run vô căn: Run thường xuất hiện ở tay hoặc đầu khi bạn cầm nắm các thứ như viết lách, đánh máy hoặc rót nước. Tập trung vào công việc khiến tay run nặng. Triệu chứng run tay giảm đi khi bạn nghỉ ngơi hoặc thả lỏng cơ thể.
– Bệnh Parkinson: Triệu chứng run của bệnh Parkinson tăng lên khi bạn nghỉ ngơi và giảm xuống khi bạn hoạt động. Bạn có thể bị run ở một bên cơ thể, run ngón tay hoặc bàn tay với biên độ nhỏ, theo kiểu lắc vẩy hoặc “vê thuốc” ở giai đoạn sớm của bệnh Parkinson. Sau đó, triệu chứng run có thể di chuyển xuống chân cùng bên và sau đó lan rộng sang nửa người còn lại, bắt đầu từ tay đến chân. Sau nhiều năm mắc bệnh Parkinson thì tình trạng run sẽ diễn ra cả khi nghỉ ngơi và khi hoạt động. Các triệu chứng khác của bệnh Parkinson bao gồm run, cứng đờ, chậm chạp khi di chuyển hoặc phối hợp động tác.
Khác nhau ở các yếu tố tăng nguy cơ hình thành
– Run vô căn: Có thể liên quan đến yếu tố di truyền, thời tiết khắc nghiệt (quá nóng hay quá lạnh làm cho các triệu chứng trở nên nặng hơn), hoặc khi người bệnh bị mệt mỏi hoặc lo âu khiến biên độ run tăng lên.
– Run trong bệnh Parkinson: Rượu không cải thiện triệu chứng run của bệnh nhân Parkinson và bệnh nhân thường ít bị ảnh hưởng bởi tiền sử gia đình. Nguyên nhân là vì Parkinson là do tình trạng thoái hóa các tế bào liềm đen khiến cơ thể không sản xuất đủ dopamine, chỉ khoảng 10% bệnh do di truyền gây ra.
Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát chứng run do mọi nguyên nhân
Run vô căn hay run trong Parkinson đều là bệnh lý thần kinh mạn tính, tiến triển chậm theo thời gian. Hiện chưa có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trong thực tế, bác sĩ cũng hạn chế kê đơn thuốc điều trị hai loại run này vì các thuốc gây nhiều tác dụng phụ và lệ thuộc thuốc khi dùng thời gian dài.
Do đó, nhiều người bệnh run vô căn và run trong Parkinson đã tìm đến giải pháp từ thảo dược để giảm run an toàn, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Tiêu biểu trong đó là bộ đôi thảo dược “Thiên ma, Câu đằng”.
Bộ đôi thảo dược Thiên ma và Câu đằng - Hỗ trợ kiểm soát chứng run an toàn, hiệu quả
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong Thiên ma, Câu đằng có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng run, bởi tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền, đồng thời chúng còn có vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh nên sẽ giúp cân bằng, điều chỉnh lại các rối loạn chức năng của não bộ, từ đó giúp giảm run chân tay hiệu quả, từ người bị run vô căn, run trong Parkinson hay run do rối loạn thần kinh thực vật, run do tuổi già, run sau tai biến đều cho đáp ứng rõ rệt. Cụ thể như sau:
- Thiên Ma: Giúp an thần, trấn tĩnh, chống co giật
Theo y học cổ truyền, Thiên ma có tác dụng bình can, trừ phong, chống co giật. Thảo dược chủ trị tình trạng đau đầu, chóng mặt, bán thân bất toại, trẻ em kinh phong, động kinh, can phong nội động, run, co giật, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Theo y học hiện đại, Thiên ma giúp trấn tĩnh, giảm căng thẳng lo âu. Cơ chế gây trấn tĩnh của Thiên ma là do tác dụng ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương. Nhờ đó, thảo dược này giúp chống co giật, an thần, giảm đau, chữa hoa mắt chóng mặt đau đầu, chân tay tê bại, bán thân bất toại, nói khó, kinh phong (co giật toàn thân do bệnh động kinh).
- Câu đằng: Chống lão hóa, nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh
Theo y học cổ truyền, Câu đằng có tác dụng trấn tĩnh, có thể giảm tính hưng phấn của vỏ não nhưng lại không gây ngủ. Còn theo một số nghiên cứu khoa học, Câu đằng có tác dụng chống co giật, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh. Thảo dược này giúp ức chế Monoamine oxidase B (MAO-B) - chất gây phá hủy hormone dẫn truyền thần kinh Dopamin, nhờ đó gián tiếp tăng nồng độ dopamin trong não, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson.
Nghiên cứu tại Trường Y học Trung Quốc do GS. TS Li Min phụ trách cho thấy: Nhóm bệnh nhân Parkinson vô căn khi dùng thảo dược có chứa Câu đằng đã cải thiện đáng kể rối loạn giấc ngủ và các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn và nôn.
Đặc biệt, Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, tương tự như tiền chất dinh dưỡng nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào thần kinh. Điều này rất có ích cho bệnh nhân Parkinson – căn bệnh khiến tế bào ở nhân xám bị chết đi hàng loạt.
Căn bệnh run tay chân khiến nhiều người dần mất đi tự tin vào bản thân, sống khép kín và đánh mất niềm tin cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì điều trị và lựa chọn được giải pháp hỗ trợ hiệu quả thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại sự tự tin và làm chủ cuộc sống.
Bình luận