Run tay chân có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, thậm chí khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp hoặc phải phụ thuộc vào những người xung quanh. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, hãy thử áp dụng 3 bài tập chữa run tay chân tại nhà dưới đây. Những bài tập này đã được chứng minh có thể giúp giảm run tay chân, từ đó giúp bạn sinh hoạt một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Tập thể dục là một cách giúp giảm run tay chân hiệu quả.

Tập thể dục là một cách giúp giảm run tay chân hiệu quả.

Bài tập luyện "não"

Tình trạng run tay chân thường trở nên trầm trọng hơn khi bạn căng thẳng và lo lắng. Bài tập luyện “não” sẽ là cách giúp bạn giảm căng thẳng, từ đó gián tiếp cải thiện tình trạng run chân tay. Đặc biệt với những người cao tuổi bị run tay do Parkinson, những bài tập này còn giúp tăng khả năng ghi nhớ.

Cách thực hiện bài tập luyện não rất đơn giản. Hãy để cho bộ não của bạn luôn được thư giãn bằng cách duy trì các suy nghĩ tích cực, đọc sách, nghe nhạc không lời, chơi trò chơi giải ô chữ hoặc thường xuyên trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Ngoài ra, đừng quên ngủ đủ giấc để giúp não bộ được nghỉ ngơi và phục hồi sau 1 ngày hoạt động.

Bài tập ở phần tay

Các bài tập ở phần tay với các động tắc nắm, bóp, dùng lực sẽ giúp đôi tay của bạn dẻo dai hơn. Tuy nhiên, bạn cần luyện tập với cường độ vừa phải, không nên tập quá sức. Nếu không, áp lực cao tác động vào tay có thể gây ra tác động ngược, làm người bệnh bị run nhiều hơn. Một số bài tập tay nhẹ nhàng mà người bị run chân tay có thể áp dụng ngay tại nhà là:

Nâng tạ nhẹ

Nhiều người nghĩ rằng, nâng tạ chỉ dành cho những người luyện tập thể hình với cường độ mạnh. Nhưng trên thực tế, việc nâng tạ nhẹ cũng rất hữu ích với người bệnh run chân tay.

Nâng tạ giúp hạn chế sự cứng cơ. Ngoài ra khi nâng tạ, lượng osteocalcin mà xương sản xuất ra có thể tăng lên tới 19%. Osteocalcin chính là một loại protein giữ nhiệm vụ gắn canxi vào xương, giúp phòng ngừa và làm giảm nguy cơ loãng xương.

Để thực hiện bài tập này, bạn cần chuẩn bị 1 quả tạ nhẹ cầm tay tại nhà. Sau đó hãy cầm tạ và uốn cong bắp tay, uốn cong cổ tay nhiều lần.

Nâng tạ nhẹ nhàng giúp các cơ bắp và hệ thần kinh ở tay được dẻo dai hơn, giảm bớt run

Nâng tạ nhẹ nhàng giúp các cơ bắp và hệ thần kinh ở tay được dẻo dai hơn, giảm bớt run

Nắm, bóp các vật

Bạn có thể sử dụng bóng tennis, bóng cao su để thực hiện bài tập này. Sau đó, cố gắng nắm chặt hoặc bóp mạnh quả bóng trong khoảng 5 giây, tiếp theo thả lỏng tay rồi lặp lại nhiều lần và đổi tay khi tay đã mỏi.

Duỗi cổ tay thường xuyên

Duỗi cổ tay và các ngón tay thường xuyên có thể giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp năng lượng cho cơ và hệ thần kinh của tay. Điều này cũng giúp  khắc phục được các cơn run tay do dây thần kinh bị tổn thương hoặc thiếu chất dẫn truyền. Động tác này tương đối đơn giản, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ rất hiệu quả.

Uốn cong cổ tay

Bạn có thể thực hiện bài tập uốn cong cho cổ tay bằng cách giữ một vật nhẹ, chẳng hạn như một cái hộp nhỏ, và đặt cẳng tay của bạn trên một bề mặt phẳng, lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó cuộn tròn cổ tay của bạn vào trong, giữ trong vài giây rồi thả lỏng. dụng cùng một trọng lượng cầm tay để thực hiện bài tập mở rộng bằng cách đặt cánh tay lên bàn, với lòng bàn tay hướng xuống. Co duỗi cổ tay lên, giữ và thả ra. Sử dụng bốn số đếm cho việc giữ và phát hành.

Nếu bạn đang có biểu hiện run tay chân, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phương pháp tập luyện, chế độ dinh dưỡng và điều trị.

Bài tập toàn thân

Bên cạnh các bài tập tay, nhiều bài tập toàn thân như yoga, hít thở, đi bộ cũng giúp giảm run tay, run chân hiệu quả.

Yoga, thiền

Yoga và ngồi thiền không chỉ giúp giải tỏa bớt căng thẳng cho cả các cơ và hệ thần kinh. Các động tác uốn vặn khi tập còn giúp phục hồi và nâng cao sức bền của cơ bắp, từ đó giúp giảm run.

Bạn có thể tập yoga vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Tập yoga vào buổi sáng giúp đánh thức các giác quan cho ngày mới linh hoạt. Trong khi đó, tập yoga vào buổi tối muộn sẽ giúp bạn có được một giấc ngủ sâu hơn để hệ thần kinh có thời gian nghỉ ngơi và nuôi dưỡng sâu hơn.

Ngồi thiền giúp nhịp thở sâu, đều đặn để giải tỏa bớt căng thẳng cho hệ thần kinh

Ngồi thiền giúp nhịp thở sâu, đều đặn để giải tỏa bớt căng thẳng cho hệ thần kinh

Hít thở sâu

Tương tự như yoga, các bài tập hít thở sâu cũng có thể làm giảm bớt stress, căng thẳng. Mặt khác, hít thở sâu cũng giúp máu lưu thông khắp cơ thể để các hệ thống cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh hơn. nhờ đó giúp giảm bớt tình trạng run ở người bệnh.

Bài tập hít thở này tương đối dễ thực hiện. Tốt nhất, bạn nên ngồi ở tư thế thoải mái, hít một hơi thật sâu bằng mũi và thở ra từ từ. Thời gian thở ra cũng nên dài hơn thời gian hít vào, để giúp cơ thể đào thải bớt độc tố.

Đi bộ

Không phải bỗng dưng mà đi bộ được coi là một bài tập thể dục tuyệt vời, thích hợp cho tất cả những người bị run. Nghiên cứu cho thấy, đi bộ sẽ giúp tăng sự dẻo dai cho cơ thể, tăng cường lưu thông máu, đồng thời cải thiện dáng đi hiệu quả.

Người bệnh run chay tay nên đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Khi đi bộ, cố gắng giữ thẳng lưng, thả lỏng toàn thân, thở đều. Trừ trường hợp bị run nhiều, bạn có thể mang theo gậy để hỗ trợ, đồng thời đi chậm từng bước một.

Một số lưu ý khi tập luyện cho người bệnh run tay chân

Tập luyện được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng run tay chân. Tuy nhiên, người bị run chân tay cũng cần lưu ý thêm một vài chi tiết nhỏ để quá trình luyện tập trở nên hiệu quả hơn:

  • Luyện tập vào những khoảng thời gian hợp lý trong ngày, tốt nhất là trước 9h sáng và sau 5h chiều trong những ngày nắng nóng để hạn chế tia UV từ ánh nắng mặt trời. Với những ngày mưa nhiều, nên tập tại nhà thay vì ngoài trời.
  • Không tập quá gắng sức: Người bệnh có thể chia nhỏ thời gian tập tùy theo khả năng chịu đựng của cơ thể, miễn là duy trì đều đặn khoảng 30 - 45 phút thể dục mỗi ngày
  • Nên chọn các nơi có địa hình bằng phẳng để tập luyện. Khi tập, chú ý chọn giày có độ bám và vừa vặn với chân để tránh té ngã.

Ngoài việc tập luyện, một số biện pháp quan trọng sau cũng sẽ bổ trợ rất nhiều cho tình trạng của bạn:

  • Dùng thuốc đúng hướng dẫn và thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đa dạng các thực phẩm, giảm bớt các chất kích thích ( cà phê, bia rượu)
  • Sử dụng thêm thảo dược hỗ trợ giảm run: Trong thiên nhiên có rất nhiều thảo dược có tác dụng hỗ trợ giảm run rất tốt như: Thiên ma, câu đằng. Không chỉ được dùng lâu đời theo kinh nghiệm dân gian, rất nhiều nghiên cứu khoa học còn chứng minh hai thảo dược này có nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, nờ đó giúp cải thiện các triệu chứng run chân tay, run toàn thân hiệu quả. Để không mất công đun sắc, bạn có thể tìm mua các sản phẩm hỗ trợ điều trị có chứa các thảo dược này để sử dụng.

Nếu đã áp dụng các biện pháp nêu trên mà tình trạng run không cải thiện, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!

Run tay chân có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thế nhưng đừng quá lo lắng, với các bài tập chữa run tay chân cùng nhiều lời khuyên kể trên, tin rằng bạn sẽ sớm giảm bớt được các triệu chứng run của mình và tận hưởng cuộc sống thực sự.

Xem thêm: TPCN Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih, livestrong, foreverfitscience

BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận