Sữa cho người tiểu đường - Chọn loại nào và dùng sao cho đúng?
Người tiểu đường khi nào nên uống sữa?
Nếu như người khỏe mạnh dùng sữa như một thực phẩm bổ sung trong bữa phụ, thì với người bệnh tiểu đường, sữa là để thay cho bữa chính. Bởi lẽ, các loại sữa (kể cả sữa được ghi nhãn là “dành riêng cho người tiểu đường”) đều chứa một lượng đường và tinh bột nhất định, có thể gây tăng đường huyết nếu uống một cách bừa bãi.
Vậy, sữa cho người tiểu đường, khi nào nên uống? Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia dinh dưỡng đều đồng ý rằng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà quyết định có nên uống sữa hay không. Cụ thể, nếu người bệnh mệt mỏi, chán ăn hoặc không thể hấp thu được các thực phẩm thông thường, thì nên uống sữa để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngược lại, những người tiểu đường ăn uống tốt, đủ chất thì không nhất thiết phải uống sữa.
Sữa từ các loại hạt hay sữa động vật, loại nào mới tốt cho người tiểu đường
Các loại sữa tốt nhất người tiểu đường nên dùng
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại sữa dành riêng cho người tiểu đường, đến từ các nhãn hiệu nổi tiếng như Glucena, Vinamilk, Nutifood, Nestle, hay sữa của Viện Dinh dưỡng,… Có hai dạng chính để người bệnh sử dụng, đó là:
- Sữa tươi dành cho người tiểu đường (dạng nước uống ngay, phù hợp với những người bận rộn, thường xuyên phải đi ra ngoài).
- Sữa bột cho người tiểu đường (dạng bột cần pha với nước mới sử dụng được, dành cho người bệnh có thời gian như người đã nghỉ hưu, thường xuyên ở nhà)
Các loại sữa này đa phần giống nhau về hàm lượng dinh dưỡng, không có loại nào tốt nhất. Việc chọn loại sữa nào sẽ phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế và tính chất công việc của bản thân người mắc. Tuy nhiên, cần lưu ý những điểm sau đây khi chọn sữa cho người tiểu đường:
- Nên chọn sữa được ghi nhãn là “Sữa dành riêng cho người tiểu đường” vì sữa này có chỉ số GI (Glycemic Index – chỉ số đường huyết của thực phẩm) thấp, không gây tăng nhanh đường huyết sau khi uống. Các loại sữa thông thường có thể khiến đường huyết tăng cao.
- Chọn loại sữa có hàm lượng carbohydrate (tinh bột) thấp.
Ngoài các loại sữa bột, sữa hộp bán sẵn trên thị trường, người bệnh tiểu đường cũng có thể tự làm sữa các loại sữa hạt tại nhà, chẳng hạn như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân không đường.
Ngoài các loại sữa cho người tiểu đường mua sẵn thì sữa đậu nành cũng là lựa chọn tốt
Thời điểm uống sữa tốt nhất với người tiểu đường?
Nghiên cứu tại trường Đại học Canada cho thấy, uống sữa vào sáng sớm là cách giúp người tiểu đường có thể ổn định đường huyết trong suốt cả ngày. Theo đó, việc tiêu thụ sữa với hàm lượng chất đạm cao vào buổi sáng sớm có lợi cho mức đường huyết. Các chất đạm có tên là whey và casein trong sữa sẽ khiến cơ thể tiết ra một số loại hormone sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và tăng cảm giác no lâu hơn, vì vậy có thể giảm nguy cơ bị béo phì bằng cách giảm sự thèm ăn và cảm giác đói vào bữa trưa.
Tiến sĩ Goff và nhóm nghiên cứu cho biết các bệnh chuyển hóa đang gia tăng trên toàn cầu, bệnh tiểu đường loại 2 và béo phì là mối quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe con người. Theo đó, việc uống sữa vào buổi sáng cho thấy tầm quan trọng của việc người tiểu đường cần biết cách ăn và uống đúng để an tâm sống khỏe cùng căn bệnh này.
Thông tin thêm:
Để ổn định đường huyết cũng như phòng tránh, cải thiện tốt hơn các biến chứng tiểu đường, ngoài chế độ dinh dưỡng, vận động và dùng thuốc hợp lý, giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên được đa số chuyên gia và đông đảo người bệnh tin dùng.
Trong đó, sự kết hợp giữa Tinh chất lá Xoài cùng các thảo dược và nguyên tố vi lượng tốt cho bệnh nhân đái tháo đường là Hoàng bá, lá Neem, Quế chi, Mướp đắng, Kẽm, Crom và Alpha Lipoic acid được đánh giá cao về khả năng kiểm soát đường huyết, hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường. Một số sản phẩm hỗ trợ tiểu đường hiện nay đã có sự kết hợp của các thành phần này.
Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết, bạn vui lòng liên hệ chuyên gia theo số: 0981.238.218.
Bình luận