Câu hỏi: Xin chuyên gia giải đáp giúp, chồng tôi năm nay 37 tuổi và bị run tay nhẹ cách đây khoảng 4 năm. Trong 2,5 năm gần đây gia đình tôi xảy ra nhiều biến cố lớn khiến chồng tôi suy nghĩ nhiều và mất ngủ thường xuyên. Tháng 11/2021 vừa rồi tay trái chồng tôi run nhiều hơn nhưng chỉ run khi vận động, cầm nắm còn khi nghỉ ngơi thì không run. Chồng tôi đã đi thăm khám tại bệnh viện Bạch Mai rồi chụp não, điện tim, xét nghiệm máu… rồi bác sĩ kết luận là bị Parkinson. Bác sĩ có kê đơn thuốc 1 tháng (Trihex, Syndopa, Citicoline, Crestor, Selen) thì tay giảm run được 80% thì anh ấy chủ quan bỏ thuốc.
Đến ngày 5/1 vừa rồi lại thấy run tay trái trở lại và ra Bạch Mai khám lại, bác sĩ kê đơn cũ chồng tôi về uống đc 3 ngày thì dừng thuốc vì thấy hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Đến ngày 10/1 chồng tôi lại ra viện Việt Đức & Lão Khoa khám, bác sĩ 2 viện này vẫn kết luận bị Parkinson và đổi đơn thuốc khác cho chồng tôi (Madopar, Mifexton, Neurocard max, Sifrol, Neurontin). Chồng tôi đang uống theo đơn này, run tay đã đỡ nhiều, nhưng lại chuyển sang đau & bị cứng cơ tay trái rồi chuyển xuống hông trái, chân trái và khớp gối. Mấy hôm trước chồng tô vẫn chạy thể dục đc nhưng đến hôm nay đau ko chạy đc nữa.
Như vậy từ 1 người chỉ bị run tay trái sau khi uống thuốc điều trị Parkinson thì chồng tôi đã yếu hẳn 1 nửa cơ thể bên trái, đau, căng cơ, căng gân, đau khớp gối. Vậy có khi nào chồng tôi không phải bị Parkinson không ạ? Vì nếu bị tại sao uống thuốc không đỡ mà bệnh còn nặng hơn từng ngày.

Chào bạn, 

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi có giải đáp như sau:

  • Chồng bạn có mắc bệnh Parkinson không? Trường hợp của chồng bạn có đáp ứng tốt với thuốc điều trị và 4 lần thăm khám bác sĩ đều kết luận là bệnh Parkinson nên sẽ khó có sai sót. Khả năng cao là chồng bạn đã mắc bệnh Parkinson.
  • Vì sao uống thuốc Tây không đỡ mà bệnh còn nặng lên? Parkinson là bệnh lý tiến triển theo thời gian, đặc biệt khi chồng bạn thường xuyên mất ngủ và suy nghĩ nhiều thì các triệu chứng sẽ tăng nặng. Lúc này, bác sĩ có thể tăng liều thuốc và các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt là tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc điều trị Parkinson. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này nghiêm trọng hơn thì bạn cần trao đổi lại bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời như đổi thuốc, giảm liều.

Trên thực tế, sau khoảng từ 3 - 5 năm thì phần lớn các thuốc điều trị Parkinson sẽ giảm tác dụng (nhờn thuốc). Vì vậy, cách tốt nhất để tránh tăng liều thuốc và làm chậm tiến triển của bệnh là chồng bạn cần điều chỉnh tâm lý, tránh suy nghĩ quá nhiều gây mất ngủ. Đặc biệt, bạn hãy lưu ý người bệnh sinh hoạt lành mạnh kết hợp chế độ ăn uống khoa học, như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega -3 như cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ), các loại hạt, ngũ cốc, các rau củ nhiều màu như cam, bưởi, cà chua, các loại rau xanh đậm…
  •  Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
  • Nghe nhạc, thiền để giải tỏa tâm lý, giảm căng thẳng.
  •  Ngủ đủ 7 - 8 tiếng một ngày.
  • Vận động nhẹ nhàng từ việc đi bộ 30 phút hàng ngày. Khi tình trạng đau, cứng cơ giảm nhẹ thì từ từ nâng thời gian vận động lên.

Bên cạnh đó, bạn nên cho người bệnh sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Câu Đằng, Thiên Ma giúp bảo vệ tế bào thần kinh, an thần trấn tĩnh và hỗ trợ giảm giảm tình trạng co cứng cơ, run tay chân, cải thiện giấc ngủ…

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ chúng tôi theo số 0981238218 để được các dược sĩ tư vấn hỗ trợ.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận