Cẩm nang xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường từ A đến Z
Những ai cần làm xét nghiệm tiểu đường?
Tất cả mọi người đều nên tầm soát (sàng lọc) tiểu đường. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường cao như:
- Có triệu chứng bệnh tiểu đường: tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Có dấu hiệu biến chứng tiểu đường: Vết thương lâu lành, liên tục bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo, viêm chân răng, tê chân tay, mờ mắt, ngứa trên da điều trị không đỡ…
- Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2. BMI = Cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m).
- Trên 45 tuổi.
- Có dấu hiệu đề kháng insulin: Thừa cân, dấu gai đen.
- Đang mang thai hoặc từng bị tiểu đường thai kỳ, rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường).
- Có bố mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh.
- Mắc bệnh tim mạch: xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg), chỉ số HDL cholesterol < 35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
- Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
Nên kiểm tra tiểu đường khi nào?
Bạn nên đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu tiểu đường hoặc biến chứng tiểu đường. Với những người có nguy cơ mắc bệnh cao, nên sàng lọc tiểu đường 1 - 3 năm/lần, tốt nhất là hàng năm.
Phụ nữ mang bầu cần xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ vào tuần thai 24 - 28. Đồng thời sàng lọc nguy cơ mắc tiểu đường type 2 vào tuần 6 - 12 sau khi sinh. Tốt nhất, bạn nên đi xét nghiệm buổi sáng để tránh phải nhịn ăn trong ngày quá lâu và có thể lấy kết quả ngay trong ngày.
Trước khi đi khám tiểu đường cần làm gì?
Hầu hết các bệnh viện tại Việt Nam đều sử dụng chỉ số đường huyết khi đói và nghiệm pháp dung nạp glucose để chẩn đoán tiểu đường. Những xét nghiệm này yêu cần phải nhịn ăn uống (trừ nước lọc) trước khi làm xét nghiệm tối thiểu 8 tiếng. Vì vậy, buổi tối trước ngày đi khám, bạn nên ăn trước 19-20h, sau đó nhịn tới sáng, không ăn sáng và đi làm xét nghiệm máu.
Căng thẳng, lo lắng, mất ngủ… có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Vì vậy hãy cố gắng ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái trong ngày trước khi đi kiểm tra.
Ngoài ra, bạn nên báo cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng. Bởi một số loại thuốc cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chẳng hạn như: thuốc tránh thai, aspirin, corticosteroid, thuốc chống trầm cảm, chống động kinh…
Có thể xét nghiệm tiểu đường ở đâu?
Hầu hết các Trạm Y tế đều có máy thử đường huyết cầm tay, lấy máu mao mạch để tầm soát tiểu đường. Tuy nhiên, nếu muốn chẩn đoán chính xác, bắt buộc bạn phải đến các cơ sở có máy xét nghiệm máu lấy từ tĩnh mạch. Đa phần các cơ sở này là từ tuyến huyện trở lên. Đặc biệt nếu đo HbA1c, bắt buộc phải đến bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.
Dưới đây là danh sách các bệnh viện uy tín trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường, bạn có thể tham khảo.
Xét nghiệm tiểu đường bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm tiểu đường ở các bệnh viện công lập rơi vào khoảng 30.000 - 150.000 VNĐ tùy theo loại xét nghiệm. Đo HbA1c và làm nghiệm pháp dung nạp chi phí sẽ cao hơn đo đường huyết khi đói.
Ngoài ra, chi phí này còn thay đổi theo nơi bạn thăm khám. Nếu bạn khám dịch vụ ở viện tư, phòng khám tư hay xét nghiệm tại nhà, chi phí sẽ cao hơn do kèm thêm chi phí gửi mẫu máu, chi phí cho bác sĩ...
Các chỉ số xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán tiểu đường
Để chẩn đoán tiểu đường, bạn sẽ phải xét nghiệm các chỉ số sau:
- Đường huyết khi đói: Đo khi đói sau khi nhịn ăn uống 8 tiếng.
- Đường huyết ngẫu nhiên: Đo tại thời điểm bất kỳ.
- Đường huyết sau 2h: Đo sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 70g đường sau đó lấy máu sau 2h để kiểm tra).
- HbA1c: Lượng glucose trong máu gắn với Hemoglobin (đại diện cho đường huyết trong 2 - 3 tháng trước thời điểm đo).
Hiện nay, thường người bệnh chỉ cần xét nghiệm 1 trong 4 chỉ số này. Tuy nhiên, cần đo 2 lần, cách nhau 1 - 7 ngày mới có thể kết luận chính xác. Trừ trường hợp có các triệu chứng điển hình (tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), đo 1 lần vẫn có thể chẩn đoán.
Với tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải làm nghiệm pháp dung nạp glucose, đo đầy đủ 3 chỉ số: đường huyết khi đói (trước khi uống 70g đường), đường huyết sau khi uống đường 1h và sau 2h để chẩn đoán bệnh.
Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường
Do xét nghiệm đường huyết không quá phức tạp nên kết quả thường được trả về trong ngày dưới dạng phiếu xét nghiệm máu. Trên phiếu này, bạn cần chú ý 2 thông số là đường huyết (glucose) và HbA1c. Để đọc kết quả xét nghiệm, xem đường huyết của bạn bình thường hay cao, có bị tiểu đường hay không, bạn có thể căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết và tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường dưới đây.
Với người không mang thai: Chẩn đoán tiền tiểu đường khi có 1 chỉ số vượt ngưỡng, chẩn đoán tiểu đường khi kết quả 2 lần xét nghiệm 1 chỉ số vượt ngưỡng.
Với phụ nữ mang thai: Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có 1 chỉ số vượt ngưỡng
Đường huyết cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh… Vì vậy ngay khi phát hiện, bạn cần bắt đầu thay đổi lối sống (ăn uống khoa học, tập luyện thường xuyên, ngủ đủ giấc, bỏ thuốc lá, rượu bia…) để giảm đường huyết. Thông tin cụ thể bạn có thể xem TẠI ĐÂY.Cần làm gì khi có kết quả xét nghiệm đường huyết cao?
Bác sĩ sẽ là người quyết định bạn có dùng thuốc hay không. Thường tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ sẽ chưa phải dùng thuốc, còn bệnh tiểu đường sẽ được kê thêm thuốc hạ đường huyết dạng uống (type 2) hoặc insulin (type 1).
Ngày nay, xu hướng sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược kết hợp cùng với thuốc điều trị là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi một số loại thảo dược như Mạch Môn, Hoài Sơn, Câu kỷ tử có chứa các hoạt chất sinh học giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Biên tập viên Đông Tây
Tham khảo:
https://www.healthline.com/health/glucose-test-blood#procedure
Bình luận