Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường như: di truyền; đột biến gen; bệnh lý ở tụy, gan; rối loạn nội tiếp; tác dụng phụ của thuốc; chế độ ăn uống, sinh hoạt, stress...

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường như: di truyền; đột biến gen; bệnh lý ở tụy, gan; rối loạn nội tiếp; tác dụng phụ của thuốc; chế độ ăn uống, sinh hoạt, stress... 

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ), là bệnh mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết và các rối loạn chuyển hóa do sự thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối insulin gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường như: di truyền; đột biến gen; bệnh lý ở tụy, gan; rối loạn nội tiếp; tác dụng phụ của thuốc; chế độ ăn uống, sinh hoạt, stress…Chế độ ăn thừa dinh dưỡng, nhiều chất béo, ít vận động, công việc căng thẳng, ô nhiễm môi trường là các yếu tố làm tăng tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường hiện nay và căn bệnh này đang dần trẻ hóa. Bệnh tiểu đường lâu năm nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng làm tổn thương và suy giảm chức năng của các cơ quan như thận, tim, mắt, não.

Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, thông qua việc đưa glucose vào trong tế bào để cung cấp năng lượng cho mọi tế bào trong cơ thể hoạt động. Lượng đường trong máu được kiểm soát chặt chẽ bởi insulin. Ở người bình thường, khi đường huyết tăng (ví dụ, sau khi ăn), insulin sẽ được bài tiết ra từ tuyến tụy để đưa mức glucose máu trở về bình thường. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, sự thiếu hụt insulin tuyệt đối (ĐTĐ typ 1) hoặc insulin có nhưng hoạt động không hiệu quả (ĐTĐ typ 2) sẽ gây tăng đường huyết vượt quá ngưỡng.

Insulin-duoc-tao-ra-nhu-the-nao-trong-co-the
Insulin được tạo ra như thế nào trong cơ thể?

Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường

1. Đái tháo đường nguyên phát
♦ ĐTĐ do bệnh lý ty lạp thể

+ Là một bệnh di truyền từ mẹ sang con do sự đứt đoạn hay đột biến ADN (ít gặp, thường từ 5-10% trong số các trường hợp bị bệnh).
+ Thường kèm theo điếc, viêm võng mạc sắc tố không điển hình.
+ Gặp ở mọi lứa tuổi.

♦ ĐTĐ thể MODY (maturityonset diabetes of the young)
+ Khởi phát sớm (trước 25 tuổi), di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, có bất thường về tiết insulin (5% trường hợp gặp ở đái tháo đường typ 2).
+ Có 3 thể MODY:
- MODY 1: liên quan đến đột biến gen HNF- 4 (hiếm gặp).
- MODY 2: liên quan đến đột biến gen glucokinase (tăng đường huyết vừa phải, ít khi cần điều trị bằng insulin).
- MODY 3: liên quan đến đột biến gen HNF-1, tiến triển cần phải điều trị bằng insulin sớm.
♦ Bất thường về cấu trúc insulin
Các bất thường về cấu trúc insulin quyết định bởi các gen là một nguyên nhân hiếm gặp của ĐTĐ.
♦ Các hội chứng do tăng đề kháng insulin
+ Là một hội chứng di truyền hiếm gặp, thường kết hợp với bệnh gai đen và kèm theo có cường androgen. Có 3 loại:
- Týp A: những bất thường về số lượng và chất lượng thụ thể của insulin.
- Týp B: có sự xuất hiện kháng thể kháng thụ thể insulin.
- Týp C: những bất thường sau thụ thể insulin.
+ Một số hội chứng hiếm gặp như Leprechaunisme, ĐTĐ thể teo mỡ, hội chứng Ralsin-Mandenhall hay bệnh già-lùn (progeria) thường có liên quan đến typ A.
♦ Các hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ
+ Trisomia 21 (hội chứng Down).
+ Hội chứng Klinfelter (rối loạn di truyền do thừa một nhiễm sắc thể giới tính X ở nam giới).
+ Hội chứng Turner (loạn cấu tạo buồng trứng)
+ Hội chứng Wolfram (điếc, teo thần kinh thị giác, đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt).

2. Đái tháo đường thứ phát
♦ Do bệnh lý tại tụy:
- Viêm tụy mạn tính, vôi hoá tụy: có thể xuất hiện tiểu đường trong 30% các trường hợp, tiến triển chậm, cần phải dùng đến insulin.
- Viêm tụy cấp: gây tiểu đường thoáng qua, sau điều trị khỏi đường huyết về bình thường.
- Ung thư tụy.
- Phẫu thuật cắt bỏ bán phần hoặc toàn phần tuyến tụy.
♦ Do bệnh lý tại gan:
- Gan nhiễm sắt (hemosiderin).
- Lắng đọng sắt ở các tiểu đảo b-Langerhans gây bất thường về tiết insulin.
- Xơ gan đẫn đến đề kháng insulin.
♦ Do một số các bệnh nội tiết:
- Cường sản, u thùy trước tuyến yên hoặc vỏ thượng thận (bệnh cushing hay hội chứng cushing).
- Tăng tiết GH (TSH) sau tuổi dậy thì: bệnh to đầu chi (acromegalia).
- Cường sản hoặc u tủy thượng thận sẽ làm tăng tiết cathecolamin (hội chứng pheocromocytoma).
- Basedow.
- Cường sản hoặc khối u tế bào anpha đảo Langerhans làm tăng tiết hormon tăng đường huyết (glucagon).
- Khối u tiết somatostatin, aldosterol có thể gây đái tháo đường, nguyên nhân do khối u ức chế tiết insulin. Nếu phẫu thuật cắt khối u thì đường huyết sẽ giảm.
♦ ĐTĐ do thuốc:
- Do điều trị bằng corticoid kéo dài.
- Do dùng các thuốc lợi tiểu thải muối như: hypothiazit, lasix liều cao, kéo dài sẽ gây mất kali. Thiếu kali dẫn đến ức chế tuyến tụy giải phóng insulin và làm tăng đường huyết.
- Hormon tuyến giáp.
- Thuốc tránh thai: ở một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai xuất hiện tăng đường máu (tuy nhiên cơ chế chưa rõ).
- Interferon α: có thể bị đái tháo đường vì có kháng thể kháng lại đảo tụy.
- Vacor: là một loại thuốc diệt chuột có thể phá huỷ tế bào β.
Bên cạnh những yếu tố liên quan đến di truyền hoặc gia đình, những yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh, như béo phì, chế độ ăn uống, lối sống, ít hoạt động thể lực, stress... đây là những yếu tố mà chúng ta có thể cải thiện được. Đối với những người trên 45 tuổi, nên đi khám và làm xét nghiệm đường huyết, nếu kết quả bình thường thì nên kiểm tra mỗi 3 năm một lần.
Tiểu đường là một bệnh mạn tính, nghĩa là người bệnh sẽ phải chung sống với nó suốt cả cuộc đời. Đường huyết tăng cao kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường. Biến chứng của tiểu đường là sự tổn thương các mạch máu dẫn đến tổn thương, rối loạn hay suy giảm chức năng ở nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, tim, não. Biến chứng của tiểu đường mới là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tàn phế hoặc tử vong ở người bệnh. Vì vậy người bị tiểu đường phải tập trung chú trọng vào việc kiểm soát đường huyết để làm chậm tiến trình biến chứng, và kiểm soát biến chứng để cải thiện và ngăn ngừa tổn thương do biến chứng gây ra.

DS Đông Tây

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận