Nguyên nhân sỏi mật thường do dư thừa cholesterol, bilirubin trong dịch mật, giảm vận động đường mật và nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Biết được nguyên nhân bị sỏi mật của bản thân sẽ giúp bạn có cách chữa từ gốc, nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn sỏi tái phát.

Biết nguyên nhân gây sỏi mật giúp người bệnh lựa chọn được cách điều trị hiệu quả

Biết nguyên nhân sỏi mật giúp người bệnh lựa chọn được cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây sỏi mật là gì?

Nguyên nhân sỏi mật rất đa dạng, có thể do chức năng gan suy yếu, rối loạn vận động đường mật - túi mật hay nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Bên cạnh đó nếu dạng sỏi và vị trí hình thành khác nhau, nguyên nhân gây ra sỏi mật cũng có sự khác nhau.

Nguyên nhân gây sỏi cholesterol

Sỏi mật cholesterol là dạng sỏi mật có thành phần chính là cholesterol chiếm > 80%. Nguyên nhân gây sỏi cholesterol chủ yếu do tình trạng quá bão hòa cholesterol trong dịch mật. Do dạng sỏi này đa phần hình thành trong túi mật nên dư thừa cholesterol cũng được xem là nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật phổ biến nhất.

Theo các chuyên gia Gan mật, nồng độ cholesterol quá bão hòa thường xảy ra trong 2 trường hợp:

  • Dịch mật có nhiều cholesterol: Do chức năng gan bị suy giảm vì viêm gan C, xơ gan… hay do thừa cân, béo phì, ăn nhiều chất béo,...

  • Acid mật bị giảm: Do cơ thể bị thiếu hụt enzyme cholesterol 7α hydroxylase (một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp acid mật) hoặc do acid mật bị cản trở tái hấp thu ở ruột trong hội chứng ruột kích thích.

Ngoài dư thừa cholesterol thì vấn đề giảm co bóp túi mật cũng là nguyên nhân gây ra sỏi túi mật. Tình trạng này thường xảy ra khi thành túi mật dày, viêm túi mật cấp tái phát nhiều lần, viêm túi mật mạn tính...

AnyConv.com__T-2810-01.webp

Có rất nhiều nguyên nhân sỏi mật hình thành, phát triển âm thầm và gây biến chứng bất ngờ

Nguyên nhân gây sỏi sắc tố

Khác với sỏi cholesterol, sỏi sắc tố là dạng sỏi thường gặp ở ống dẫn mật chủ, đường dẫn mật trong gan. Nguyên nhân gây sỏi mật dạng này hình thành là do dư thừa bilirubin, giảm vận động đường mật hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng.

Đầu tiên, tình trạng dư thừa bilirubin trong dịch mật thường gặp ở những người bị bệnh tan máu bẩm sinh, hồng cầu hình liềm… Bởi khi hồng cầu bị vỡ sẽ giải phóng bilirubin vào máu, bắt buộc cơ thể phải tăng đào thải ra ngoài qua dịch mật. Lúc này, bilirubin có thể lắng đọng tạo sỏi.

Tiếp đến, giảm vận động đường mật gây ra tình trạng ứ trệ dịch mật, lâu ngày dịch mật cũng có thể lắng đọng tạo sỏi, đồng thời gây ra các triệu chứng bệnh sỏi mật như đầy trướng, chậm tiêu, vàng da, vàng mắt... Đây cũng là nguyên nhân sỏi đường mật trong gan phổ biến hiện nay.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là giun sán, dụng cụ nội soi… vô tình mang vi khuẩn từ đường ruột lên đường mật gây nhiễm trùng đường mật, nhiễm khuẩn dịch mật. Các loại men của vi khuẩn giải phóng ra sẽ làm kết tủa sắc tố mật bilirubin tạo thành sỏi mật.

Ngoài 3 yếu tố ở trên, còn một nguyên nhân gây sỏi ống mật chủ khácsỏi túi mật và đường mật trong gan rớt xuống khu vực ống mật (sỏi hình thành thứ phát).

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật

Ngoài các nguyên nhân gây nên sỏi mật kể trên, bạn cũng sẽ dễ bị sỏi mật hơn nếu có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh sau đây:

Tuổi cao

Sỏi mật thường gặp ở người trên 50 tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ rằng tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh sỏi mật càng tăng và tăng 50% ở tuổi 75.

Phụ nữ

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Nguyên nhân là do:

  • Nội tiết tố nữ estrogen kích thích gan tăng sản xuất cholesterol và bài tiết vào trong dịch mật. Lâu ngày điều này có thể khiến sỏi bùn túi mật hoặc sỏi viên hình thành.

  • Thời kì mãn kinh với sự giảm đột ngột hormone nội tiết tố nữ, phụ nữ thường sử dụng liệu pháp hormone thay thể (HRT) để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp này tăng 2-3 lần nguy cơ mắc sỏi mật.

  • Mang thai cũng có thể trở thành nguyên nhân gây nên sỏi mật do tình trạng rối loạn nội tiết. Cụ thể, trong quá trình mang thai và sau khi sinh, mức progesterone trong cơ thể người phụ nữ tăng lên khiến túi mật giãn ra và làm chậm quá trình lưu thông mật. Khi mật bị lắng đọng trong túi mật quá lâu, sỏi mật sẽ được hình thành.

  • Thường xuyên uống thuốc tránh thai trong 10 năm cũng có thể trở thành nguyên nhân gây sỏi mật. Biện pháp tránh thai liên quan đến hormon thay thế (estrogen) làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong trường hợp hormon được bổ sung ở dạng uống thay vì dính qua da.

  • Sinh con muộn: Những phụ nữ mang thai sau tuổi 35 thường đối diện với nguy cơ cao phát triển sỏi mật. Tuổi tác kết hợp với sự thay đổi nội tiết khi mang thai là nguyên nhân bị sỏi mật ở đối tượng này.

Sự rối loạn nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể là nguyên nhân bị sỏi túi mật

Sự rối loạn nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể là nguyên nhân bị sỏi túi mật

Gia đình có người bị sỏi mật

Bố mẹ bị sỏi mật thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Một thống kê cho thấy 30% các trường hợp bị sỏi mật có liên quan đến yếu tố di truyền và đột biến gen ABCG8 làm tăng vận chuyển cholesterol từ gan đến ống dẫn mật, túi mật.

Chủng tộc Mỹ và Bắc Âu

Tỷ lệ mắc sỏi mật rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới do thói quen ăn uống và yếu tố di truyền. Trong đó, người Mỹ và Bắc Âu có nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật cao hơn so với người châu Á và châu Phi.

Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho biết người Mỹ và Bắc Âu thường ăn nhiều thịt hun khói, jambong, thịt muối, đồ ăn nhanh, đồ chiên xáo nhiều dầu mỡ… Ngược lại, người châu Á và châu Phi thường có khẩu phần ăn nhiều rau, cá hơn.

Tuy nhiên, với sỏi đường mật thì một số nước nghèo thuộc khu vực châu Phi, châu Á, châu Mỹ lại có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Đó là do điều kiện ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm giun, sán.

Thừa cân, béo phì

Ở người béo phì, các rối loạn chuyển hóa làm tăng tiết cholesterol (chất béo) vào mật, dẫn đến tình trạng bão hòa cholesterol trong túi mật và gây kết tụ sỏi.

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Pediatric Gastroenterology and Nutrition (Mỹ) phát hiện rằng trẻ em béo phì tăng 4-6 lần nguy cơ phát triển sỏi mật. Trong đó, các bé gái bị béo phì tăng 6-8 lần và các bé trai tăng 2-3 lần khả năng phát triển sỏi mật so với các bé nhẹ cân hoặc thể trọng bình thường.

AnyConv.com__T-2810-03.webp

Béo phì, chế độ ăn giàu chất béo có thể là nguyên nhân sỏi mật

Giảm cân nhanh

Việc giảm cân nhanh chóng hay một chế độ ăn kiêng quá mức có thể phá vỡ sự cân bằng của các thành phần trong dịch mật, khiến dịch mật trở nên quá bão hòa với cholesterol và trở thành nguyên nhân gây bệnh sỏi mật

Đồng thời, một chế độ ăn uống kiêng khem sẽ làm vắng mặt chất béo ở trong đường tiêu hóa, từ đó làm giảm các cơn co bóp của túi mật, khi đó dịch mật bị ứ trệ lại ở trong đường mật, tạo điều kiện để cholesterol lắng đọng và kết tụ thành viên sỏi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người giảm hơn 3 kg mỗi tuần sẽ có nguy cơ cao phát triển sỏi mật. Tăng 12% khả năng bị sỏi mật sau 8 – 16 tuần thực hiện chế độ ăn giảm calo và tỉ lệ này tăng lên đến 30% ở những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.

Giảm cân từ từ với một tốc độ chậm hơn sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ hình thành và phát triển sỏi mật. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn chỉ nên giảm từ 0,5–2kg mỗi tuần để đảm bảo duy trì các chức năng bình thường của cơ thể.

Giảm cân quá nhanh có thể tăng nguy cơ bị sỏi mật

Chế độ ăn giàu chất béo 

Chế độ ăn giàu chất béo, carbohydrate tinh chế và ít chất xơ là một yếu tố nguy cơ tiềm năng cho sỏi mật phát triển, đặc biệt là sỏi cholesterol. Đặc biệt, chế độ ăn chưa khoa học cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra sỏi mật

Vì thế, người bệnh cần chú ý lựa chọn thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào (gạo nâu, yến mạch, bánh mì, lúa mì, rau xanh), ăn ít đường và giảm các loại ngũ cốc tinh chế, sử dụng chất béo lành mạnh như dầu ô liu và dầu cá để cải thiện triệu chứng bệnh sỏi mật và ngăn sỏi tăng kích thước.

Đồng thời, người bệnh cũng nên tránh các đồ ăn giàu cholesterol như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật,…. Nên thay đổi cách chế biến ví dụ như, thay vì rán, xào, hãy đổi sang hầm, nấu canh, luộc, hấp… Nên ăn chín uống sôi; tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/1 lần.

>>> Xem thêm: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, ăn gì? Chế độ ăn giúp tan sỏi, giảm đau

Thường xuyên căng thẳng

Nghe có vẻ khó tin nhưng một nghiên cứu ở Đức đã cho thấy 40% trường hợp sỏi túi mật là do có điều gì bực tức nhưng nói không được.

Tình trạng tức giận mà không dám nói gây rối loạn co thắt cơ vòng của ống dẫn mật, khiến mật thay vì xuống ruột thì đọng lại lâu hơn trong túi mật. Đây là điều kiện thuận tiện để tạp chất trong mật có cơ hội bám vào niêm mạc túi mật và kết tủa thành sỏi. 

Có các bệnh lý mắc kèm

Điển hình như thiếu máu hồng cầu hình liềm, suy giảm miễn dịch, phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong thời gian dài, gan nhiễm mỡ, chít hẹp đường mật bẩm sinh, u đường mật chèn ép, tiểu đường, viêm gan...

Nếu bạn đang có một hoặc nhiều yếu tố trên đây, hãy cố gắng tích cực thay đổi lối sống để làm giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi mật. Đồng thời, thực hiện khám sức khỏe tổng quát 1 năm/ lần cũng là cách phát hiện sỏi mật sớm nhất, từ đó có giải pháp chữa trị kịp thời.

Cách giúp tan sỏi và ngăn sỏi hình thành từ nguyên nhân

Tuy các nguyên nhân sỏi mật rất phức tạp nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực, bệnh sỏi mật hoàn toàn có thể chữa được. Tốt nhất, bạn nên chủ động tìm kiếm những giải pháp làm tan sỏi mật tự nhiên ngay từ khi sỏi còn nhỏ, chưa gây triệu chứng hay biến chứng.

Hiện nay, sỏi mật thường được điều trị bằng nội soi lấy sỏi, tán sỏi qua da, cắt túi mật, cắt một phần gan chứa sỏi, dùng thuốc Tây kết hợp thảo dược Đông Y. Trong các phương pháp này, sử dụng các vị thuốc từ Đông y đang được ưa chuộng hơn cả bởi khả năng tác động toàn diện trên nguyên nhân gây nên sỏi mật và độ an toàn cao. 

Nổi bật trong số đó là bài thuốc 8 thảo dược quý đã được nghiên cứu tại viện 103 gồm Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu, Nhân trần, Hoàng bá, Sài hồ, Chỉ xác, Kim tiền thảo. Phân tích hiệu quả của sự kết hợp “hiếm có khó tìm” trong bài thuốc 8 thảo dược này với 3 nguyên nhân gây sỏi mật, TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội) cho biết:

  • Nhân trần, Diệp hạ Châu, Kim tiền thảo giúp tăng cường chức năng gan, lợi mật, đảm bảo cân bằng các thành phần trong dịch mật.

  • Uất kim, Chi tử, Chỉ xác giúp tăng vận động đường mật - túi mật, ngăn dịch mật ứ trệ.

  • Hoàng bá, Sài hồ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn sỏi mật gây biến chứng nguy hiểm.

AnyConv.com__T-2810-05.webp

8 thảo dược quý tác động toàn diện trên nguyên nhân gây sỏi mật

Chính nhờ tác động toàn diện mà bài thuốc 8 thảo dược quý đem lại những lợi ích sau cho người bệnh sỏi mật:

  • Hỗ trợ làm tan sỏi mật dần dần

  • Cải thiện triệu chứng bệnh sỏi mật như đầy trướng, khó tiêu, đau bụng mật

  • Ngăn sỏi mật gây biến chứng viêm túi mật, viêm đường mật...

  • Ngăn sỏi mật tái phát sau điều trị

Không chỉ được nhiều chuyên gia đánh giá là cách đẩy sỏi mật ra ngoài tự nhiên - an toàn - hiệu quả, bài thuốc 8 thảo dược quý còn trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu với bất kỳ người bệnh nào, cả trước và sau khi phẫu thuật.

TS.BS Vũ Khánh Vân đánh giá cao hiệu quả làm tan sỏi của bài thuốc 8 thảo dược quý

Hiểu được nguyên nhân sỏi mật là bước đầu tiên người bệnh cần biết nếu muốn điều trị từ gốc. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động kiểm soát các yếu tố nguy cơ và chủ động điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra.

>>> Xem thêm

5 bài thuốc trị sỏi mật từ thảo dược tự nhiên

Bị sỏi mật có nguy hiểm không? Chuyên gia tư vấn cụ thể

 

Tài liệu tham khảo: medhelp.org, niddk.nih.gov, nytimes.com, medicaldaily.com

BTV Lan Anh

Bình luận