Đau bụng là triệu chứng sỏi mật điển hình. Tuy nhiên chúng ta lại rất dễ nhầm lẫn cơn đau sỏi mật với các bệnh lý khác như viêm loét dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được bị sỏi mật đau ở đâu, cách nhận biết cũng như hướng dẫn đau sỏi mật nên làm gì. Cùng tham khảo nhé!

Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng đau sỏi mật với đau dạ dày

Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng đau sỏi mật với đau dạ dày

Sỏi mật là những viên sỏi cứng như đá (sỏi viên) hoặc dạng nhầy như bùn (sỏi bùn) xuất hiện trong túi mật (sỏi túi mật) và đường mật (sỏi đường mật). 

Sỏi mật nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng và khiến người bệnh phải can thiệp cắt túi mật hay mổ gan lấy sỏi. Vì thế việc biết được sỏi mật thường đau ở đâu, sỏi mật đau ở vị trí nào và cách nhận biết sớm bệnh qua các cơn đau sỏi mật là rất cần thiết.

Đau sỏi mật ở đâu? Đau sỏi mật như thế nào?

Vị trí đau sỏi mật thường là ở vùng hạ sườn phải (góc phần tư phía trên bên phải của bụng). Thế nhưng cơn đau cũng có thể lan ra vùng thượng vị (vùng bụng giữa hai xương sườn, trên rốn và dưới xương ức), lên vai phải, bả vai hoặc lan ra phía sau lưng. 

Trên thực tế, sỏi mật có gây đau lưng nhưng thường sẽ là cơn đau xuất phát từ hạ sườn phải, sau đó mới lan ra lưng. Người bệnh cần chú ý phân biệt để tránh nhầm với cơn đau do sỏi thận.

Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm 10-12 giờ. Một số người bệnh chỉ bị đau âm ỉ hay cảm giác nặng nề khó chịu ở vùng hạ sườn phải. Nhưng cũng có người đau dữ dội, cơn đau quặn mật, quặn gan, đau đến mức không dám thở mạnh, phải ôm lấy vùng hạ sườn phải lăn lộn trên giường.

Tùy theo số lượng sỏi, vị trí sỏi, tính chất sỏi (sỏi viên hay sỏi bùn), đặc điểm đau sỏi mật cũng khác nhau. Ví dụ bị sỏi túi mật thường chỉ đau âm ỉ, nếu đau dữ dội khả năng là đã bị biến chứng viêm túi mật. Trong khi sỏi đường mật, đặc biệt là sỏi mật trong gan lại hay đau dữ dội kèm theo sốt, vàng da (tam chứng charcot).

Hình ảnh sỏi mật gây đau ở vùng hạ sườn phải

Hình ảnh sỏi mật gây đau ở vùng hạ sườn phải

Ngoài gây đau hạ sườn phải, sỏi mật còn có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa (kém ăn, chậm tiêu, bụng trướng hơi, sợ mỡ, táo bón, tiêu chảy…). Những dấu hiệu này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn giữa đau dạ dày và sỏi mật, từ đó điều trị sai cách.

Phân biệt đau sỏi mật với các bệnh lý khác

Cách chính xác nhất để biết bạn bị đau sỏi mật hay đau do bệnh lý khác là đến bệnh viện siêu âm. Đây là cách phát hiện sỏi mật đơn giản mà độ chính xác khá cao. Tuy nhiên bạn cũng có thể nhận biết sơ bộ căn bệnh này bằng các đặc điểm sau: 

  • Vị trí: Dấu hiệu đau sỏi mật đa phần xuất hiện ở vùng hạ sườn phải (khu vực góc phần tư phía trên bên phải của bụng), còn đau dạ dày chủ yếu ở vùng thượng vị (khu vực nằm giữa 2 bên xương sườn và dưới mũi xương ức).

  • Các triệu chứng đi kèm: Đau sỏi mật có thể kèm sốt, vàng da, sợ các món ăn nhiều dầu mỡ nhưng đau dạ dày thì không. Ngược lại, người bị đau dạ dày sẽ có kèm cảm giác ợ chua, ợ nóng nhưng nếu bị đau do sỏi mật, bạn sẽ ít có triệu chứng này.

Cơn đau sỏi mật thường nặng dần theo thời gian và có thể khiến bạn phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Ngay khi xuất hiện cơn đau đầu tiên, hãy gọi tới số 0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn cách giảm đau và bào mòn sỏi không mổ.

Nguyên nhân gây đau sỏi mật

Nguyên nhân đau sỏi mật có thể đơn giản là do sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc túi mật - đường mật. Nhưng trong nhiều trường hợp, cơn đau cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm như viêm sỏi túi mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật...

Đau sỏi mật có nguy hiểm không?

Đau sỏi mật có nguy hiểm vì có thống kê cho thấy, đa phần khi sỏi mật gây đau bụng cũng là khi sỏi đã gây biến chứng. Lúc này, cơn đau sỏi mật thực chất chính là một trong những biểu hiện của biến chứng do sỏi gây ra.

Nếu không xử trí sớm, các biến chứng có thể tăng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan mật và khiến bạn phải can thiệp cắt túi mật hoặc mổ gan lấy sỏi.

Xem thêm: Sỏi mật có sao không, có nguy hiểm không?

Bị đau sỏi mật phải làm sao?

Biết được phải làm gì khi đau sỏi mật có thể giúp người bệnh cắt cơn đau và phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe. Dưới đây là các bước bạn cần làm ngay khi có cơn đau sỏi mật.

Bước 1: Áp dụng ngay một số cách làm giảm đau sỏi mật tạm thời như:

  • Nằm nghiêng, cong gập người, thu đầu gối lên sát ngực.

  • Dùng túi sưởi hoặc chai nước ấm chườm lên vùng bụng bị đau. Nếu có sẵn dầu thầu dầu ở nhà, bạn có thể đắp 1 miếng gạc thấm dầu thầu dầu lên bụng sau đó mới chườm nóng để giảm đau tốt hơn, đặc biệt là giảm đau sỏi ống mật chủ.

  • Uống nước ấm pha vài lát nghệ tươi hoặc 1 cốc nước giấm táo pha với nước ép táo. Công thức là 5 - 60ml giấm táo pha trong 250ml nước ép táo.

  • Uống thuốc giảm đau sỏi mật ví dụ như Paracetamol hay thuốc giãn cơ trơn. Lưu ý khi sử dụng các thuốc này, bạn xem chi tiết trong phần tiếp theo “Đau sỏi mật uống thuốc gì”.

Nếu cơn đau không có dấu hiệu cải thiện, thậm chí càng ngày càng đau quặn thắt kèm theo biểu hiện nôn sốt, vàng da, vàng mắt… thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Bước 2: Áp dụng các cách làm tan sỏi mật để cắt cơn đau lâu dài.

Bước 3: Điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng hiệu quả phòng ngừa cơn đau sỏi mật tái phát.

Đau bụng sỏi mật phải làm sao là băn khoăn của nhiều người bệnh

Đau bụng sỏi mật phải làm sao là băn khoăn của nhiều người bệnh

Đau sỏi mật uống thuốc gì an toàn, hiệu quả?

Khi bị đau sỏi mật, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc giãn cơ trơn theo chỉ định để cắt cơn đau nhanh chóng, sau đó dùng thuốc tan sỏi để cắt cơn đau lâu dài.

Thuốc giảm đau sỏi mật tạm thời

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng Paracetamol để giảm đau bụng sỏi mật. Đây là loại thuốc phổ biến mà gần như trong nhà ai cũng có, không cần bác sĩ kê đơn nhưng người bệnh cần chú ý dùng đúng liều lượng và khoảng cách thời gian giữa các liều để đảm bảo an toàn.

Một số loại thuốc giảm đau sỏi mật khác như atropin, papaverin, spasmaverine cũng có thể làm giảm nhanh triệu chứng này. Tuy nhiên do rủi ro tác dụng phụ, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.

Bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau sỏi mật khi có chỉ định của bác sĩ

Bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau sỏi mật khi có chỉ định của bác sĩ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau sỏi mật là do viên sỏi nằm trong túi mật, đường mật. Vì thế việc áp dụng cách làm giảm đau sỏi mật kể trên là chưa đủ, cách chữa đau sỏi mật triệt để vẫn là những giải pháp bào mòn, loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.

Thuốc tan sỏi mật Tây y

Tương tự như các thuốc giảm đau sỏi mật theo cơ chế chống co thắt cơ trơn, việc sử dụng các thuốc tan sỏi Tây y (Ursodiol, Ursolvan, Chenodiol, Rowachol…) cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng các thuốc này có thể dẫn đến nhiều tác dụng trên đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy trướng…). Chưa kể đến, đa phần các thuốc chỉ thích hợp với sỏi cholesterol kích thước nhỏ, chức năng túi mật còn tốt.

Xem thêm

Sỏi túi mật 14mm nên dùng thuốc tan sỏi hay phẫu thuật?

Sỏi túi mật 21mm có thể điều trị bằng thuốc không?

Thảo dược Đông y giúp tan sỏi mật

Theo TS.BS Vũ Khánh Vân (Viện y học cổ truyền quân đội): Chữa trị sỏi mật bằng thảo dược Đông y nổi trội bởi tính an toàn và hiệu quả cho những trường hợp chưa có biến chứng, muốn bảo tồn túi mật.

Trong đó, bài thuốc Đông Y đang được nhiều thầy thuốc đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ điều trị sỏi mật là bài thuốc từ 8 vị thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác

Sự kết hợp của 8 thảo dược này giúp ngăn chặn từ gốc rễ gây ra sỏi. Do đó không chỉ giúp giảm đau sỏi mật, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa (đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ) mà còn giúp bào mòn sỏi mật và phòng ngừa sỏi mật tái phát về sau.

Bài thuốc 8 thảo dược này đã từng được TS Vũ Khánh Vân kiểm chứng hiệu quả trong đề tài luận văn tiến sĩ. Thực tế cũng có rất nhiều người bệnh sỏi mật nhờ sử dụng sớm bài thuốc này đã bảo tồn được túi mật của mình.

Bài thuốc 8 thảo dược giúp giảm đau sỏi mật, bào mòn sỏi

Bài thuốc 8 thảo dược giúp giảm đau sỏi mật, bào mòn sỏi

Xem thêm: Bị sỏi túi mật 11mm có nên phẫu thuật cắt túi mật không?

Cách phòng ngừa cơn đau sỏi mật tái phát

Thực tế, việc sử dụng bài thuốc 8 thảo dược có thể tác động vào nguyên nhân gây đau là viên sỏi trong túi mật, đường mật nên cũng giúp ngăn chặn cơn đau xuất hiện trở lại. Nhưng để ngăn chặn cơn đau bụng sỏi mật tốt hơn, người bệnh cũng cần hiểu rõ  đau sỏi mật nên ăn gì, kiêng gì, nhất là với người bị đau sỏi mật khi mang thai hay không đáp ứng với thuốc.

Theo Leslie Beck, Giám đốc trung tâm dinh dưỡng khoa học Toronto, người bệnh sỏi mật nên:

  • Kiểm soát chế độ ăn (giảm bớt chất béo, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, không ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn)
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân béo phì.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.
  • Ăn chín uống sôi.

Giải đáp các câu hỏi liên quan về đau sỏi túi mật

Sỏi túi mật có đau không?

Có đến 80% trường hợp sỏi túi mật không đau. Đây cũng là lý do khi được chẩn đoán có sỏi, nhiều người bệnh băn khoăn không biết sỏi mật có đau không. Có người thậm chí còn phải đi xét nghiệm nhiều lần mới tin mình đã bị sỏi túi mật. 

Tuy nhiên, sỏi mật không đau không có nghĩa là an toàn. Sỏi vẫn đang âm thầm tiến triển theo thời gian, lúc gây đau là sỏi đã gây biến chứng khiến bạn dễ phải cắt túi mật hoặc cắt một phần gan. Vì thế ngay từ khi chẩn đoán, bạn cần áp dụng các biện pháp có tác dụng giúp bào mòn sỏi đã được gợi ý kể trên.. 

Sỏi túi mật đau như thế nào? Sỏi túi mật đau bên nào?

Vị trí đau sỏi túi mật thường ở khu vực hạ sườn phải, đôi khi có thể lan sang vai phải hoặc xuyên qua lưng. Mức độ đau có thể âm ỉ hoặc quặn gan mật tuỳ thuộc vào kích thước, hình dạng sỏi hoặc biến chứng do sỏi gây ra. 

Cách giảm đau sỏi túi mật

Cách giảm đau sỏi túi mật cũng tương tự như sỏi mật chung, bao gồm:

- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol.

- Chữa sỏi túi mật bằng thảo dược Đông y, điển hình là 8 thảo dược quý đã có nghiên cứu tại viện 103.

- Áp dụng thêm một số mẹo hỗ trợ giảm đau như chườm ấm vào điểm đau sỏi túi mật bên bụng phải, nằm cong người...

Triệu chứng đau sỏi mật thường có tính chất lặp lại và tăng nặng theo thời gian. Vì thế ngay từ khi có các cơn đau đầu tiên, bạn cần áp dụng ngay các lời khuyên kể trên để giảm đau sỏi mật và tránh khỏi nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật. Nếu có băn khoăn về bệnh sỏi mật, hãy gọi tớ số 0981 238 218 để được chuyên gia tư vấn miễn phí.

Xem thêm

Sỏi túi mật 3mm kèm viêm gan B nên điều trị thế nào?

Sỏi túi mật 9mm nên điều trị thế nào, ăn uống ra sao?

Biên tập viên Đông Tây - Theo Bài giảng Bệnh học Nội khoa

 --------------------------------------------

Thông tin cho bạn

TPCN Kim Đởm Khang là sản phẩm dùng cho người sỏi mật được tinh chế từ 8 thảo dược quý. Đây là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường cùng lúc giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi trong đường mật và hỗ trợ tăng cường chức năng gan.

Kim Đởm Khang phù hợp với:

  • Người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật.
  • Người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, có nguy cơ tái phát sỏi cao.
  • Người bị tăng men gan, viêm gan, ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm qua bài viết: Kim Đởm Khang - dùng cho người sỏi mật

BTV Lan Anh

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận