Bị sỏi túi mật thành đám 24x6 mm là to hay nhỏ và điều trị thế nào?
Chào chị
Đám sỏi túi mật kích thước 24x6 mm cũng đã khá lớn và có thể chính là dạng sỏi bùn. Việc điều trị theo phương pháp nào, nội khoa hay ngoại khoa không chỉ dựa vào kích thước sỏi mà tùy thuộc vào việc sỏi đã gây biến chứng hay chưa.
Những triệu chứng, biến chứng thường gặp của sỏi bùn mật
Bùn mật (sỏi bùn) là một hỗn hợp của các hạt vi chất kết tủa từ các thành phần của dịch mật, phổ biến nhất là tinh thể cholesterol và muối bilirubinate calcium - đây là tiền thân của sỏi mật. Mặc dù kích thước của sỏi bùn không rõ ràng và khó phát hiện, nhưng các triệu chứng do bùn mật gây ra tương tự như sỏi mật như: đau hạ sườn phải, chậm tiêu, đầy trướng, buồn nôn…
Sỏi bùn túi mật có thể phát triển thành sỏi mật, dễ gây viêm và nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật cấp. Đa số trường hợp sỏi bùn túi mật không gây triệu chứng, nhưng nếu phát triển thành sỏi mật, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như đau hạ sườn phải, vàng da, sốt, buồn nôn, khó tiêu,…
Những cách điều trị sỏi bùn túi mật
Nếu sỏi bùn không gây triệu chứng thì hướng điều trị phù hợp là thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và định kỳ thăm khám để theo dõi tiến triển của bệnh. Nếu sỏi đã gây triệu chứng hoặc biến chứng sẽ được cân nhắc điều trị bằng thuốc tan sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò không nhỏ trong điều trị sỏi bùn túi mật. Chế độ ăn uống khoa học mà bạn nên áp dụng là hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo, cholesterol (lòng đỏ trứng, da, mỡ, nội tạng động vật,…); tăng cường chất xơ trong bữa ăn, uống đủ 2 lít nước một ngày, kết hợp với tập thể dục thường xuyên để dịch mật lưu thông tốt hơn và duy trì một thể trọng hợp lý. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này chị đọc thêm trong bài viết sau:
http://dongtay.net.vn/vi/benh-hoc/gan-mat/316-bun-mat.html
Thân mến!
Bình luận