Sỏi mật 6mm nên điều trị thế nào?
Chào bạn,
Sỏi mật 6mm là kích thước còn nhỏ, việc điều trị phù hợp cần xét đến triệu chứng và biến chứng do sỏi gây ra.
Trường hợp 1: Sỏi mật chưa gây triệu chứng hay biến chứng
Lúc này, bạn hoàn toàn có thể theo dõi tại nhà, tái khám khoảng 3 tháng/ lần, áp dụng chế độ ăn khoa học cho người bệnh sỏi mật mà chưa cần phẫu thuật.
Đầu tiên, một chế độ ăn khoa học không chỉ giúp ngăn sỏi tăng kích thước mà còn hạn chế triệu chứng đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu do sỏi gây ra. Để làm được điều này, quan trọng nhất là bạn cần cắt giảm các thực phẩm giàu cholesterol và chất béo khỏi chế độ ăn hàng ngày, bổ sung đa dạng các loại rau xanh và trái cây tươi. Hướng dẫn cụ thể cho bạn có trong bài viết sau: Giảm đau do sỏi mật nhờ lựa chọn thực phẩm thông minh.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số thảo dược giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật. Trong đó, bài thuốc từ 8 thảo dược quý gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác, Kim tiền thảo đang là xu hướng lựa chọn của nhiều chuyên gia và người bệnh.
Thực tế nghiên cứu cho thấy bài thuốc trên tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, giúp lợi mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn kháng viêm. Nhờ đó, sử dụng đúng cách sẽ giúp bào mòn sỏi mật dần dần, ngăn biến chứng và hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật.
Trường hợp 2: Sỏi mật thường xuyên gây triệu chứng và biến chứng
Nếu sỏi mật 6mm nhưng thường xuyên gây triệu chứng đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, vàng da, nôn sốt thì rất có thể sỏi đã gây biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị tại nhà lúc này dễ gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe, bạn nên cân nhắc phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu còn băn khoăn cần tư vấn, bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi theo số 024.377.598.66.
Chúc bạn sức khỏe!
Bình luận