Triển vọng trong cấy ghép tế bào sản xuất insulin cho người bệnh tiểu đường type 1
Cấy ghép tế bào đảo tụy có thể giúp người bệnh tiểu đường type 1 tránh phải tiêm insulin. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng các thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch để chống thải ghép. Glycopeptides (AAGP) là một phân tử chống lão hóa được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Protokinetix tại Canada. Đây cũng là chất tồn tại trong cơ thể cá Bắc Cực, giúp chúng có thể tiếp tục sinh sống vào mùa xuân sau khi đã bị đóng băng vào mùa đông.
AAGP trong cá Bắc Cực làm tăng hiệu quả cấy ghép tế bào đảo tụy
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta (UA), Canada phát hiện ra rằng: Bằng cách ngâm các tế bào đảo tụy trong AAGP sau một giờ, rửa sạch trước khi cấy ghép, thì các tế bào sẽ được bảo vệ bởi một loại thuốc chống ức chế miễn dịch để không phải chịu sự tấn công của tacrolimus (một phân tử có hại tới các tế bào cấy ghép này). Như vậy, phân tử được tìm thấy trong cá Bắc Cực có thể cải thiện hiệu quả việc cấy ghép tế bào beta đảo tụy ở người bệnh tiểu đường type 1.
Tác giả nghiên cứu James Shapiro giải thích rằng các tế bào đảo tụy của con người sẽ không giải phóng insulin khi tiếp xúc với thuốc tacrolimus. Nhưng khi chúng ta thêm AAGP sau đó rửa sạch, thì các tế bào sẽ làm việc hoàn toàn bình thường, và được bảo vệ với độ bền cao.
Ông nói thêm: "Chúng tôi phát hiện các tế bào có thể điều trị bệnh tiểu đường trong các mô hình tiền lâm sàng. Việc sử dụng AAGP có thể dẫn đến một số lượng lớn các tế bào beta đảo tụy còn sống sót cấy ghép vào bệnh nhân, cho phép điều trị bệnh tiểu đường type 1. Chỉ cần ngâm tế bào trong AAGP trong vòng 1 giờ là đủ để bảo vệ các tiểu đảo lên đến một hoặc hai tháng. Về vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục nhiên cứu chứng minh hiệu quả của AAGP trong các thử nghiệm lâm sàng. Hi vọng nó sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 1 thông qua cấy ghép tế bào beta đảo tụy.”
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Trích nguồn:
http://www.diabetes.co.uk
Bình luận