Bệnh viện Hoàng gia Brompton – London đang cải tiến một trong những phương pháp điều trị cho những người bệnh rung nhĩ – một rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến.

Rung nhĩ được cho là đang ảnh hưởng đến khoảng 800.000 người ở Anh và có thể dẫn tới tình trạng đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở và chóng mặt. Khi tim đập không có hiệu quả, nó có thể dẫn tới huyết áp thấp, làm tăng nguy cơ huyết khối gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim...

Cắt đốt ổ phát nhịp bất thường gây rung nhĩ thông qua đường ống thông catheter là một trong những phương pháp chính điều trị rung nhĩ. Một dây cáp mỏng, mềm được đưa vào mạch máu, thường là ở háng sau đó dẫn vào tim. Năng lượng qua đường ống thông sau đó được sử dụng để triệt phá ổ phát nhịp bất thường. Những người bệnh được phát hiện trong giai đoạn sớm, phương pháp này mang lại khá nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả lâu dài vẫn chưa có nhiều khả quan, nhiều người bệnh phải thực hiện nhiều lần, do đó đòi hỏi cần xác định chính xác vùng cơ tim để triệt phá.

Việc cải tiến kỹ thuật chẩn đoán sẽ giúp điều trị rung nhĩ hiệu quả
Việc cải tiến kỹ thuật chẩn đoán sẽ giúp điều trị rung nhĩ hiệu quả

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới được tiến hành tại Anh đã sử dụng một phần mềm mới giải mã các tín hiệu đập hỗn loạn trong buồng tâm nhĩ và mô tả hoạt động đó dưới dạng các bản đồ rotor. Vị trí của các rotor này khác nhau ở từng bệnh nhân, và vì thế nền tảng trong phần mềm mới này là cá nhân hóa hoặc nhắm đến đối tượng chính xác trong việc điều trị rung nhĩ so với việc nhắm trên diện rộng như trước kia.

Trong cuộc thử nghiệm, các bác sĩ chuyên khoa về điện sinh lý học đã tiêm một loại thuốc nhuộm vào mạch máu người bệnh và quét hình ảnh thu được bằng máy ảnh hạt nhân có độ phân giải cao, được gọi là D-SPECT. Điều này cho thấy rõ ràng các khu vực trong trái tim của người bệnh .

Hình ảnh từ máy hạt nhân sau đó hợp nhất thành hình ảnh 3D và được sử dụng như một công cụ giúp bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí trong việc cắt đốt ổ phát nhịp bất thường qua đường ống thông.

Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã được theo dõi trong vòng 12 tháng, có thể được làm các xét nghiệm thường xuyên như điện tâm đồ để kiểm tra nhịp tim. Sau 6 tháng, toàn bộ người bệnh sẽ được chụp hình hạt nhân để đảm bảo xem quá trình điều trị có đạt hiệu quả hay không. Bệnh viện cho biết, một trong những bệnh nhân đầu tiên điều trị bằng phương pháp này cho thấy sau 6 tháng, nhịp xoang của ông đang ở mức bình thường, và không có sự bất thường trong hoạt động của hệ thống điện tim.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:

http://www.cardiomyopathy.org/news--media/latest-news/post/207-trials-of-new-treatment-for-heart-rhythm-disorder-atrial-fibrillation
http://www.news-medical.net/news/20160519/UKs-first-heart-operation-uses-new-Topera-system-to-analyse-electrical-activity-during-AF.aspx

Bình luận