Capecitabine (Xeloda) có thể kéo dài sự sống ở bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư ống mật đến gần một năm rưỡi so với người không dùng thuốc - theo một nghiên cứu dự kiến trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, từ ngày 2 – 6 tháng 6 tại Chicago (Mỹ).

Ung thư ống mật chủ yếu là ung thư tế bào biểu mô tuyến tiết nhầy, đây là dạng ung thư hiếm gặp, tiến triển chậm nhưng khó chẩn đoán trong giai đoạn đầu. Tại thời điểm phát hiện bệnh, đa số trường hợp đã ở giai đoạn muộn.

BILCAP là một trong những nghiên cứu đầu tiên nhằm tìm ra các phương pháp điều trị ung thư ống mật và ung thư túi mật sau phẫu thuật. Nghiên cứu đươc tiến hành trên  450 bệnh nhân, một nửa trong số đó dùng capecitabine trong thời gian 6 tháng sau khi phẫu thuật và một nửa khác chỉ được phẫu thuật mà không dùng thuốc.

Kết quả cho thấy: tỷ lệ sống sót sau ba năm được tăng lên gần một phần tư (23%) ở bệnh nhân dùng capecitabine, và tỷ lệ sống sót trung bình đã tăng lên 53 tháng so với 36 tháng ở những người chỉ được phẫu thuật mà không dùng thuốc.

Giáo sư John Primrose (nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton), cho biết: "Mặc dù hiếm gặp nhưng ung thư đường mật rất khó điều trị và cho đến gần đây đã một số tiến bộ nhất định trong điều trị căn bệnh này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lợi ích rõ ràng của capecitabine đối với bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đường mật.

 Capecitabine giúp kéo dài tuổi thọ ở người bệnh ung thư đường mật sau phẫu thuật

Capecitabine giúp kéo dài tuổi thọ ở người bệnh ung thư đường mật sau phẫu thuật

Nikki Archer, 42 tuổi đến từ Exeter, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ống mật từ năm 2008. Sau phẫu thuật, cô có cơ hội được tham gia vào nghiên cứu của BILCAP và nhận được capecitabine trong 6 tháng.

Cô cho biết "Sau phẫu thuật, tôi được mời tham gia thử nghiệm và tôi cảm thấy rất may mắn. Tôi đã dùng capecitabine trong 6 tháng và các bác sĩ cho phép tôi ngừng dùng thuốc điều trị một thời gian để kết hôn. Kể từ khi kết thúc điều trị, tôi đã sinh con lần thứ 2, hiện tại bé được bốn tuổi và bây giờ tôi không cần phải theo dõi thêm nữa."  

Theo Giáo sư Peter Johnson, chuyên gia lâm sàng của Viện nghiên cứu Ung thư Anh: "Những trường hợp ung thư hiếm gặp như thế này trước đây là một vấn đề khó khăn, nhưng bằng cách tiến hành các cuộc thử nghiệm lớn, cùng với sự hợp tác quốc tế, chúng ta có thể tìm ra những cách tốt hơn để chăm sóc và điều trị cho những người mắc phải các chứng bệnh này.”

                                                                                                   Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:
http://www.cancerresearchuk.org/about-us/cancer-news/press-release/2017-05-17-drug-improves-survival-of-patients-with-rare-cancer-by-almost-a-quarter

Bình luận