Theo nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội tim mạch Châu Âu tháng 7 năm 2017 trên 85.500 nam giới và phụ nữ cho thấy, những người làm việc thường xuyên trên 8 giờ mỗi ngày có nguy cơ cao phát triển bệnh rung tâm nhĩ – rối loạn nhịp tim nhanh phổ biến nhất.

Cụ thể: so với những người làm việc bình thường một tuần 25 - 40 giờ, những người làm việc trên 55 giờ hoặc nhiều hơn làm tăng 40% nguy cơ phát triển bệnh rung tâm nhĩ sau 10 năm tiếp theo.

Giáo sư Mika Kivimaki, Giám đốc Nghiên cứu Whitehall II - Khoa Dịch tễ học thuộc Đại học London, Anh cho biết: “Phát hiện này cho thấy, thời gian làm việc kéo dài có liên quan mật thiết tới chứng rung tâm nhĩ. Đây có thể là một trong những minh chứng cho việc người làm nhiều giờ liên tục có tỷ lệ đột quỵ tăng cao. Và rung nhĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đột quỵ, suy tim, cùng với chứng suy giảm trí nhớ”.

 Can-canh-giac-benh-rung-nhi-neu-ban-thuong-xuyen-lam-viec-tren-8-gio-moi-ngay

Cần cảnh giác bệnh rung nhĩ nếu bạn thường xuyên làm việc trên 8 giờ mỗi ngày

Giáo sư và các đồng nghiệp từ nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của tất cả 85.494 nam giới và phụ nữ nước Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan. Họ đánh giá thời gian làm việc của những người tham gia từ năm 1991 - 2004. Giờ làm việc được phân loại dưới 35 giờ/1 tuần, 35 - 40 giờ/1 tuần, 41 - 48 giờ/1 tuần, 49 - 54 giờ/1 tuần và lớn hơn 55 giờ/1 tuần. Không có ai bị rung tâm nhĩ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu.

Theo dõi trong suốt 10 năm, 1061 trường hợp phát triển chứng rung tâm nhĩ, chiếm tỷ lệ 14.4 trên 1000 người, nhưng trong số 4484 người làm việc từ 55 giờ trở lên, tỷ lệ mắc là 17.6 trên 1000. “Những người làm việc trong nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ bị rung nhĩ cao gấp 1.4 lần, thậm chí sau khi chúng tôi đã điều chỉnh các yếu tố có thể ảnh hưởng đến như tuổi tác, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội, béo phì, hoạt động thể chất, hút thuốc lá và sử dụng rượu.” - Giáo sư Kivimaki trao đổi.

Điều này cho thấy nguy cơ gia tăng có thể phản ánh phần nào tác động của thời gian làm việc ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch nói chúng, tuy nhiên vẫn cần có nhiều nghiên cứu để làm rõ cơ chế liên quan. Nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, ví dụ những người làm việc vào ban đêm hoặc loại công việc không được ghi nhận.

Tuy nhiên, Giáo sư Kivimaki nói: “Sức mạnh to lớn nhất của nghiên cứu này là quy mô của nó, với gần 85.500 nghìn người tham gia. Rõ ràng, làm việc nhiều giờ trong nhiều năm là một điều mà chúng ta phải suy nghĩ, giúp mỗi người có cái nhìn sâu sắc về lối sống của bản thân như hiện nay”.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:

https://www.sciencedaily.com/releases/2017/07/170714072109.htm

 

 

Bình luận