“Suy tim không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể sống èo ọt cùng với trái tim yếu ớt”, điều này chắc hẳn đã trở thành tiềm thức của mỗi người bệnh suy tim. Nhưng bạn đừng lo, trong tương lai không xa Singheart có thể làm được điều đó. Thật vậy, gần đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện  ra một phân tử ARN mới có khả năng tái sinh và sửa chữa các tế bào tim đã bị tổn thương. ARN mới này, được gọi là “Singheart”.

Suy tim – điểm hẹn của các bệnh tim mạch

Không giống như hầu hết các tế bào khác trong cơ thể người, các tế bào tim không có khả năng tự sửa chữa hay tái sinh, dẫn tới những cơn đau tim, suy tim nặng và suy nhược cơ thể. Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, và con đường chung của hầu hết các bệnh tim mạch là đều dẫn đến suy tim, ước tính có khoảng 17,7 triệu người chết vì bệnh tim mạch vào năm 2015. Chính điều này đã luôn thôi thúc các nhà khoa học nghiên cứu tìm ra cách chữa trị chứng suy tim.

Singheart là gì?

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được một axit ribonucleic dài không mã hóa (ncRNA) có khả năng điều chỉnh được các gen mà có thể kiểm soát các tế bào tim, giúp các tế bào cơ tim tự trải qua quá trình sửa chữa, tái tạo, hồi phục được chức năng tim. ARN mới này, các nhà nghiên cứu đã đặt tên là "Singheart", được coi là mục tiêu để điều trị suy tim trong tương lai. Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Genome của A * STAR (GIS) và Hệ thống Y tế Đại học Quốc gia (NUHS) của Singapore.

 Singheart-co-kha-nang-tai-tao-lai-te-bao-co-tim-bi-ton-thuong

Singheart có khả năng tái tạo lại tế bào cơ tim bị tổn thương

Singheart - chìa khóa sửa chữa trái tim bị tổn thương

Trong dự án này, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào đơn để khám phá các mô hình biểu hiện gen trong trái tim người khỏe mạnh và của những người bệnh. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một bộ phận duy nhất của các tế bào tim trong trái tim người bệnh có khả năng kích hoạt các chương trình gen liên quan đến sự phân chia tế bào tim.

Theo A / Prof Roger Foo, tác giả chính của nghiên cứu này, là chuyên gia tư vấn cao cấp tại Trung tâm Tim mạch Quốc gia, Singapore (NUHCS) cho biết:

"Chúng tôi luôn luôn tin rằng trái tim có nắm giữ chìa khóa cho khả năng tự sửa chữa, phục hồi, nhưng khả năng đó dường như bị chặn ngay khi ở giai đoạn phát triển. Trái ngược với một vết thương trên da hoàn toàn có thể hồi phục được, nhưng trái tim không có khả năng tự lành và bị sẹo vĩnh viễn. Nếu trái tim có thể được chữa lành như da, thì sẽ không có suy tim".

 “Nghiên cứu mới này được coi là một bước tiến quan trọng để mở ra khả năng tái tạo của tế bào cơ tim, và ứng dụng điều đó trong điều trị bệnh tim một cách hiệu quả hơn" Gs. Mark Richards, Giám đốc của CVRI cho biết.

Giám đốc điều hành GIS, Giáo sư Ng Huck Hui, cho biết thêm: "Nghiên cứu về cơ chế này là nền tảng vững chắc trong điều trị bệnh tim mạch trong tương lai. Vấn đề quan trọng trong nghiên cứu là khắc phục những rào cản trong quá trình tự hồi phục tế bào tim, mang lại cho chúng ta một bước tiến gần hơn với việc tìm ra phương pháp chữa trị suy tim – một trong những kẻ giết người  hàng đầu trên thế giới".

Trước sự thành công của nghiên cứu này, việc áp dụng nghiên cứu “Singheart” trong điều trị suy tim có thành công không? chỉ còn là vấn đề về thời gian. Với nền y tế ngày càng phát triển, thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y tế có chuyên môn cao, hy vọng sẽ mang lại niềm tin vào sự sống cho những người bị suy tim.

                                                                                   Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:
https://www.sciencedaily.com/releases/2017/08/170821094253.htm

Bình luận