Một nghiên cứu tại Hoa Kỳ gần đây cho thấy được mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh hen suyễn và khả năng gây phì đại thất trái - một yếu tố nguy cơ suy tim.

 Nguoi-co-tien-su-hen-suyen-co-nguy-co-cao-mac-suy-tim

Người có tiền sử hen suyễn có nguy cơ cao mắc suy tim

Thống kê cho thấy tại Hoa Kỳ, cứ 12 người thì có 1 người bị hen suyễn (khoảng 25 triệu người), và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng. Các nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên quan giữa bệnh hen suyễn với sự gia tăng nguy cơ tim mạch, bao gồm đau tim, các bệnh tim mạch, đột quỵ. Và nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí JACC: Heart Failure cho thấy những người có tiền sử bệnh hen suyễn cũng có nguy cơ cao bị  dày thất trái. Dày thất trái đặc trưng bởi sự dày lên và mở rộng tâm thất trái, đây là buồng tim quan trọng nhất, đảm nhiệm chức năng cung cấp chất máu đi nuôi khắp cơ thể, khi tâm thất trái dày lên sẽ làm giảm khả năng bơm máu của tim, và dần tiến triển thành suy tim. Triệu chứng của tình trạng này bao gồm thở ngắn, đau ngực, mệt mỏi, đánh trống tim, chóng mặt hoặc ngất. Nhiều người bệnh bị dày thất trái không có dấu hiệu đặc biệt là ở giai đoạn đầu.

Tăng nguy cơ dày thất trái, suy tim ở người có tiền sử hen suyễn

Nghiên cứu của tác giả là Tiến sĩ Lu Qi thuộc Trung tâm nghiên cứu Đại học Tulane ở New Orleans tiến hành trên 1.118 người trưởng thành. Tất cả đã hoàn thành bảng câu hỏi chi tiết về lịch sử bệnh hen suyễn từ lúc đang còn trẻ. Các đối tượng được theo dõi trong vòng 10 năm thông qua việc đánh giá chỉ số khối lượng thất trái (LVMI) bằng siêu âm tim khoảng 2 - 4 lần. Chỉ số này được tính bằng cách lấy khối lượng tâm thất trái (LVM) chia cho chiều cao của cơ thể.

 Benh-hen-suyen-la-yeu-to-nguy-co-gay-day-co-tam-that-trai

Bệnh hen suyễn là yếu tố nguy cơ gây dày cơ tâm thất trái

Kết quả của nghiên cứu đánh giá nguy cơ phì đại tâm thất, suy tim ở người hen suyễn

So với nhóm những người trưởng thành không có tiền sử bệnh hen suyễn, nhóm người có tiền sử hô hấp có chỉ số LVMI cao hơn. Nghiên cứu này còn tính đến cả các yếu tố nguy cơ quan trọng khác đối với bệnh tim mạch, bao gồm: tuổi tác, tình trạng hút thuốc, nhịp tim, và thuốc huyết áp. Nhóm nghiên cứu kết luận: "Dữ liệu của chúng tôi gợi ý rằng những thay đổi lối sống tích cực hoặc thậm chí điều trị bằng thuốc có thể được áp dụng cho những người có tiền sử bệnh hen, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng bởi huyết áp cao, để giảm nguy cơ tim mạch."

Mặc dù các phát hiện của nhóm nghiên cứu đã giúp làm rõ hơn câu hỏi về cách mà bệnh hen gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch, TS. John S. Gottdiener thuộc Trường Y thuộc Đại học Maryland ở Baltimore cho biết rằng thiếu cơ sở siêu âm tim là một hạn chế lớn trong nghiên cứu.

"Chúng tôi mong muốn nghiên cứu sâu hơn mà sẽ xác định chính xác sự kết hợp của bệnh hen suyễn với cái chết do suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ", tiến sĩ Gottdiener thêm.

Mặc dù nghiên cứu này chưa thực sự hoàn thiện và gặp phải những mặt hạn chế. Nhưng cũng cho chúng ta được cái nhìn tổng quát về mối liên quan giữa nguy cơ suy tim và bệnh hen suyễn. Từ đó, giúp người bệnh hen suyễn có cảnh giác và phương pháp để phòng ngừa suy tim.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/318136.php?sr

Bình luận