Có thể chẩn đoán sớm bệnh Parkinson thông qua nước mắt
Nước mắt có thể được sử dụng làm công cụ chẩn đoán sớm bệnh Parkinson.
Tiến sĩ Mark Lew – người đứng đầu cuộc nghiên cứu tại trường Y Keck thuộc Đại học Nam California ở Los Angeles nói rằng: “Chúng tôi tin rằng, cuộc nghiên cứu của nhóm chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên cho thấy nước mắt có thể là dấu hiệu sinh học dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson đáng tin cậy và không tốn kém.
Bệnh Parkinson đặc trưng chủ yếu bởi sự thiếu hụt có chọn lọc của các tế bào thần kinh tạo ra dopamine ở khu vực não giữa. Ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp ở bên trong não bộ, bệnh cũng ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở ngoại vi. Do tuyến nước mắt bị kích thích bởi các dây thần kinh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng những thay đổi về chức năng thần kinh trong bệnh Parkinson có thể làm thay đổi nồng độ protein trong nước mắt. Vì thế, xét nghiệm nước mắt sẽ có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh Parkinson.
Các nhà khoa học đã tiến hành thu thập và phân tích mẫu nước mắt của 55 người mắc bệnh Parkinson và 27 người bình thường có cùng độ tuổi và giới tình. Kết quả cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về hàm lượng của protein alpha – synuclein trong nước mắt của người mắc bệnh Parkison .
Chia sẻ với chúng tôi, tiến sĩ Lew nói rằng “Quá trình tiến triển của bệnh Parkisnon có thể diễn ra thầm lặng trong nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ trước khi các triệu chứng điển hình của bệnh xuất hiện mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường, do đó một dấu hiệu sinh học như thế này có thể giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh”. “Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu vẫn cần phải được tiến hành thực hiện ở những nhóm thí nghiệm lớn hơn để kiểm tra xem những thay đổi hàm lượng protein này có thể được phát hiện trong nước mắt ở giai đoạn sớm nhất của bệnh, trước khi các dấu hiệu triệu chứng bắt đầu.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Nguồn: https://parkinsonsnewstoday.com/2018/03/01/testing-tears-method-diagnose-parkinsons-disease-study/
Bình luận