Các nhà khoa học Na Uy phát hiện ra rằng tuyến tụy có thể tự thay thế tế bào beta sản xuất insulin và chữa khỏi bệnh tiểu đường nếu được “kích thích” đúng cách.

Chung-ta-co-the-day-co-the-“tu-chua-lanh”-benh-tieu-duong

Chúng ta có thể dạy cơ thể “tự chữa lành” bệnh tiểu đường.

Tuyến tụy chứa ba loại tế bào khác nhau. Mỗi loại sản sinh ra các loại hormone khác nhau góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, bao gồm: Tế bào alpha sản xuất glucagon làm tăng đường huyết; tế bào beta sản xuất insulin để giảm đường huyết và tế bào delta sản xuất somatostatin giúp kiểm soát hoạt động của 2 tế bào còn lại.

Trong cả bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, lượng đường trong máu tăng cao đều liên quan tới việc tế bào beta giảm sản xuất insulin. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Đại học Bergen Na Uy cho thấy, chỉ bằng một kích thích nhỏ, chúng ta có thể “dạy” cơ thể tự sản xuất đủ lượng insulin cần thiết.

Cụ thể hơn, các nhà khoa học giải thích, một số tế bào alpha ở tuyến tụy có thể chuyển thành tế bào beta và tạo ra insulin. "Chúng ta có thể tạo ra một phương pháp điều trị hoàn toàn mới cho bệnh tiểu đường bằng cách kích thích cơ thể tự “chữa lành” các tế bào sản xuất insulin", Tác giả nghiên cứu Luiza Ghila từ Phòng thí nghiệm nghiên cứu Raeder ở Khoa Khoa học lâm sàng tại Đại học Bergen cho biết.

Một số tế bào tuyến tụy có thể thay đổi để tạo ra insulin tương tự tế bào beta.

Một số tế bào tuyến tụy có thể thay đổi để tạo ra insulin tương tự tế bào beta.

Lập trình lại' các tế bào để sản xuất insulin

Mỗi tế bào trong cơ thể sẽ có một chức năng riêng. Tuy nhiên các tế bào này có thể “chuyển đổi” lẫn nhau để thích nghi với tác động bên ngoài và bù đắp cho sự thiếu hụt của những tế bào xung quanh.

Trong nghiên cứu hiện tại, lần đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số cơ chế chính cho phép tế bào trong cơ thể có thể "chuyển đổi" thay thế lẫn nhau, đặc biệt là tế bào alpha và beta tuyến tụy trên chuột thí nghiệm.

Họ phát hiện ra rằng, khi các tế bào beta dần mất tác dụng, một số tín hiệu đặc biệt sẽ được gửi tới những tế bào alpha xung quanh. Và khoảng 2% trong số đó có thể tự “lập trình lại” và bắt đầu sản xuất insulin.

Bằng cách sử dụng một hợp chất có thể ảnh hưởng đến tín hiệu đặc biệt này, các nhà nghiên cứu có thể tăng số lượng tế bào alpha sản xuất insulin lên 5%. Con số này không lớn, nhưng đây là thành công đầu tiên trong việc thúc đẩy cơ thể tự chữa khỏi bệnh tiểu đường.

"Nếu có thêm kiến thức về các cơ chế đằng việc chuyển đổi từ tế bào alpha sang beta, chúng ta có thể tạo ra để tạo ra nhiều tế bào mới và sản xuất nhiều insulin hơn", TS. Ghila nói.

Dù sẽ cần thêm những nghiên cứu bổ sung, tuy nhiên phát hiện này sẽ giúp tạo ra nhiều phương pháp điều trị mới, hứa hẹn chữa khỏi bệnh tiểu đường trong tương lai.

Biên tập viên Đông Tây

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/324119.php

Bình luận