“Có thể làm giảm 57% nguy cơ mắc tiểu đường type 2 nhờ thay đổi thói quen dùng thuốc huyết áp vào ban đêm thay vì ban ngày” chính là kết quả nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí Diabetologia (tạp chí y khoa nổi tiếng về bệnh tiểu đường của Châu Âu) hồi tháng 9.2015

Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường type 2 và tăng huyết áp

Bệnh tiểu đường typ2 và tăng huyết áp đang là hai căn bệnh có tỷ lệ gia tăng ngày càng cao trên toàn thế giới. Huyết áo cao có thể xuất hiện sau khi tiểu đường được chẩn đoán hoặc đóng vai trò là yếu tố nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ mắc tiểu đường. Trên thực tế có rất nhiều người bệnh tiểu đường typ2 đang phải cùng lúc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường và thuốc kiểm soát huyết áp.

Với những người khỏe mạnh huyết áp sẽ luôn giảm vào ban đêm khi ngủ. Nhưng với người có huyết áp cao sẽ bị một hiện tượng gọi là “non – dipping” tức là mức huyết áp sẽ không giảm hoặc giảm không đáng kể so với ban ngày. Đây được xem là nguyên nhân chính làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ2 ở nhóm đối tượng này theo một nghiên cứu sơ bộ trước đó.

Dùng thuốc huyết áp vào ban đêm làm giảm đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường

Đa phần các thuốc điều trị tăng huyết áp hiện nay đều được bào chế dưới dạng viên nén có tác dụng kéo dài (tức là chỉ sử dụng một hoặc hai lần duy nhất trong ngày sẽ có hiệu quả trong suốt 24h). Những những phát hiện mới đây trong việc thay đổi thói quen dùng thuốc huyết áp vào ban đêm đã mở ra một hướng mới trong việc hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.

Giam-nguy-co-tien-trien-tieu-duong-type-2-nho-su-dung-thuoc-huyet-ap-vao-ban-dem

Giảm nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2 nhờ sử dụng thuốc huyết áp vào ban đêm

Quá trình nghiên cứu được thực hiện với hơn 2000 người tình nguyện đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao nhưng chưa mắc tiểu đường. Họ được chia làm 2 nhóm sau đó cho chỉ định ngẫu nhiên sử dụng thuốc hạ huyết áp vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi đi ngủ. Sau khi theo dõi kết quả nghiên cứu trong 6 năm đã có 171 người mắc bệnh tiểu đường typ2. Trong đó có 124 người trong nhóm dùng thuốc huyết áp vào buổi sáng như thường lệ và 47 người thuộc nhóm sử dụng thuốc vào ban đêm.

Khi đã loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ khác, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: Quá trình chuyển đổi dùng thuốc huyết áp từ buổi sáng sang buổi tối đã làm giảm nguy cơ dẫn đến tiểu đường lên đến 57%. Cụ thể hơn, người bệnh sử dụng nhóm thuốc hạ áp là chẹn thụ thể Angiotensin giảm được 61%, nhóm chẹn beta là 65% và nhóm ức chế men chuyển (ACE) thì tỷ lệ này lên đến 69%.  

Tiến sỹ Ramon Hermida trưởng nhóm nghiên cứu cho biết “Huyết áp tâm thu trung bình khi ngủ nếu hạ 14mmHg thì có thể làm giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ2. Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra một lời cảnh báo quan trọng về thói quen sử dụng thuốc huyết áp trong tương lai”

Để lý giải cho kết quả này, bác sỹ Zachary Bloomgarden - trường Đại học Y khoa Mount Sinai Icahn giải thích như sau: Hormon angiotensin đóng vai trò quan trọng trong quá trình diễn tiến bệnh tiểu đường typ2 và huyết áp cao. Angiotensin có tác dụng gây co thắt mạch máu và làm tăng huyết áp, nó cũng góp phần làm tăng phân giải glucose từ gan và làm giảm sự nhạy cảm của insulin - được coi là yếu tố có thể dẫn đến bệnh tiểu đường typ2. Chính vì vậy khi sử dụng một số nhóm thuốc làm giảm hoạt tính của angiotensin bao gồm thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARBs), thuốc ức chế men chuyển (ACE) và thuốc chẹn beta sẽ giúp hạ huyết áp vào ban đêm từ đó hạn chế nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu trước đây vẫn chưa đề cập đến việc sử dụng thuốc hạ huyết áp để giúp phòng ngừa tiểu đường typ2. Mặt khác, người bệnh lại có thói quen uống thuốc vào buổi sáng. Chính vì vậy, nghiên cứu này đã giúp chúng ta có cái nhìn mới mẻ hơn về thời gian lý tưởng để sử dụng thuốc điều trị huyết áp. Tuy nhiên vẫn cần có thời gian để nghiên cứu được kiểm chứng trên diện rộng do đó người bệnh cao huyết áp không nên tự ý thay đổi thời gian dùng thuốc mà hãy hỏi trước ý kiến của bác sỹ điều trị.

Biên tập viên sức khỏe

Trích nguồn: http://consumer.healthday.com

Bình luận