Cách phòng ngừa tiểu đường type 1 từ sớm
Bảo vệ các tế bào beta sản xuất insulin ở bệnh nhân tiểu đường type 1
Bệnh tiểu đường typ1 xảy ra khi hệ thống miễn dịch phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin, kết quả là tuyến tụy không thể sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin để đưa đường vào trong máu. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện trước tuổi 40, đặc biệt là ở trẻ em.
Mục đích của nghiên cứu hy vọng thiết lập lại hệ thống miễn dịch. Giáo sư Mark Peakman, Cao đẳng King, London, người đứng đầu thử nghiệm, cho biết: "Nếu sớm có được các liệu pháp này, chúng ta có thể bảo vệ các tế bào beta còn lại ở những bệnh nhân tiểu đường typ1. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát tốt đường huyết, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng."
Nghiên cứu được tiến hành với sự tham gia của 24 tình nguyện viên bị bệnh tiểu đường typ1. Một trong những người tham gia đầu tiên là Natalie Worrall, 20 tuổi đến từ Kentucky. Tháng 12 năm 2014, cô được chẩn đoán tiểu đường typ1 và phải tiêm insulin bốn lần một ngày. Natalie Worrall chia sẻ : "Hy vọng các mũi tiêm sẽ làm chậm tiến triển bệnh tiểu đường để tôi có thể sống một cuộc sống bình thường."
Còn một tình nguyện viên khác - Aleix Rowlandson, 18 tuổi, từ Lancashire, được chẩn đoán bị tiểu đường type 1 vào tháng 9 năm 2015 - cũng nói: "Tôi đã rất shock khi biết mình bị bệnh tiểu đường typ1. Tôi đã luôn quan tâm đến việc có thể làm tình nguyện cho một chương trình nghiên cứu nào giúp tìm cách chữa căn bệnh này."
Sẽ có hiệu lực như vắc xin phòng bệnh tiểu đường type 1
Ở những người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch sẽ tự cân bằng tiêu diệt các mầm bệnh có hại. Nhưng khi bị tiểu đường type 1, các tế bào T lại làm giảm đáp ứng miễn dịch tấn công cơ thể.
Tất cả các tình nguyện viên sẽ được tiêm chất peptide - những mảnh nhỏ của các phân tử protein được tìm thấy trong các tế bào beta (tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy) 6 lần, trong bốn tuần. Điều này hy vọng sẽ nhắc nhở các tế bào điều khiển T trong hệ thống miễn dịch có phản ứng bảo vệ cho các tế bào beta, từ đó điều chỉnh lại hệ thống miễn dịch.
Các hormone insulin cần thiết để kiểm soát đường huyết
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá sự an toàn trong điều trị, nhưng các nhà nghiên cứu cũng xem xét hiệu quả bảo vệ của nó sau khi ngừng tiêm.
Giáo sư Peakman cho biết mô hình nghiên cứu động vật trong phòng thí nghiệm đã cho kết quả đầy hứa hẹn, và nghiên cứu ban đầu ở những bệnh nhân cũng đã cho thấy một số thay đổi miễn dịch tích cực và trao đổi chất rất quan trọng.
Jack Meaning, 29 tuổi, một nhà kinh tế - được chẩn đoán tiểu đường typ1 vào tháng năm 2014. Trước đây anh từng tham gia một thử nghiệm khác cũng sử dụng các liệu pháp miễn dịch đơn giản (kết quả chưa được công bố). Jack cho hay: "Thật tuyệt vời. Cuộc thử nghiệm đã kết thúc chín tháng trước nhưng tôi vẫn có thể kiểm soát tốt đường huyết. Kết quả này có lẽ nhờ vào những nghiên cứu tôi đã từng tham gia”.
Nhóm nghiên cứu cho rằng sẽ là quá sớm để đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tính hiệu quả của phương pháp điều trị miễn dịch này. Nếu các thử nghiệm hiện nay thành công thì mục đích cuối cùng là để thử nghiệm điều trị ở trẻ em ngay từ trước khi bệnh tiểu đường phát triển, với mục tiêu ngăn ngừa sự thiếu hụt sản xuất insulin. Nó được hiểu sẽ có hiệu lực như một loại vắc xin phòng bệnh tiểu đường typ1.
Karen Addington, Giám đốc điều hành của JDRF nói: "Nếu chúng ta có thể dạy cho hệ thống miễn dịch cách để ngăn chặn việc tấn công các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy, thì sẽ có khả năng ngăn ngừa sự phát triển bệnh tiểu đường typ1. Đây sẽ là một bước đột phá lớn, bởi tỷ lệ mắc bệnh này đang gia tăng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì vậy các dự án nghiên cứu như thế này cần được hỗ trợ."
Các nhà nghiên cứu tại Khối Nghiên cứu Y sinh, bệnh viện Guy vẫn tiếp tục cần thêm các tình nguyện viên (bị tiểu đường type1 trong độ tuổi từ 18 - 45) cho thử nghiệm của họ.
Bình luận