Có đến 80% trường hợp không biết mình bị sỏi mật, chỉ vô tình phát hiện khi khám bệnh khác. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, bạn vẫn có thể nhận diện sớm bệnh lý này, từ đó giảm nguy cơ phẫu thuật cắt túi mật. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về các triệu chứng bệnh sỏi mật cùng cách giải quyết các dấu hiệu này một cách nhanh chóng và toàn diện nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Triệu chứng sỏi mật khó phát hiện, dễ nhầm với bệnh khác

Triệu chứng sỏi mật khó phát hiện, dễ nhầm với bệnh khác

Nhận diện các triệu chứng bệnh sỏi mật

Trên lý thuyết, sỏi mật có triệu chứng điển hình là đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu (đặc biệt sau bữa ăn giàu chất béo), sốt, đổ mồ hôi, nôn, vàng da... Đây cũng là những dấu hiệu sỏi mật từ giai đoạn sớm nhưng lại dễ nhầm với bệnh dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá nên thường bị bỏ qua. Thậm chí, có nhiều trường hợp chỉ đột ngột gặp phải triệu chứng sỏi mật khi đã xuất hiện biến chứng.

Hiện nay, số liệu thống kê từ thực tế lâm sàng cho thấy có đến 80% trường hợp mắc bệnh nhiều năm nhưng vẫn không có bất kỳ một dấu hiệu sỏi mật rõ nét nào. Nguyên nhân là do triệu chứng sỏi mật còn phụ thuộc vào kích thước, đặc biệt là vị trí sỏi. Dưới đây là những phân tích sơ bộ giúp người bệnh có thể nhận biết các triệu chứng bệnh sỏi mật dựa vào vị trí hình thành:

Triệu chứng bệnh sỏi túi mật

Có đến 80% người bệnh sỏi túi mật không triệu chứng. 20% trường hợp còn lại sỏi túi mật có triệu chứng cũng là khi người bệnh đã bị biến chứng viêm túi mật, sỏi kẹt cổ túi mật… Mặc dù các triệu chứng của bệnh sỏi túi mật cũng tương tự bệnh sỏi mật nhưng phổ biến nhất vẫn là tình trạng đầy trướng, khó tiêu chứ không phải đau bụng. 

Bởi lẽ, nguyên nhân bị sỏi túi mật thường là dư thừa cholesterol trong dịch mật. Vì thế, sỏi thường có dạng hình tròn, ít sắc cạnh nên khi di chuyển ít cọ xát vào thành túi mật gây đau. Tuy nhiên, cổ túi mật có kích thước chỉ vài mm nên sự xuất hiện của sỏi rất dễ gây cản trở quá trình túi mật co bóp, tống đẩy dịch mật đi tiêu hoá chất béo. Từ đó, người bệnh dễ cảm thấy đầy trướng, tức bụng, khó tiêu, chướng hơi, đặc biệt sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc ăn quá no.

>>> Thông tin hữu ích cho bạn:

Triệu chứng sỏi đường mật

Khác với sỏi túi mật, triệu chứng sỏi mật trong gan và sỏi ống mật chủ thường gặp nhất lại là cơn đau quặn hạ sườn phải, có thể kết hợp với nôn, sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu… Đó là do đường kính ống dẫn mật rất nhỏ nên viên sỏi chỉ vài mm cũng đã có thể gây tắc mật và viêm.

Đặc điểm của cơn đau do sỏi ống mật gây ra như sau: 

  • Cơn đau xảy ra đột ngột và trở nên dữ dội chỉ trong một vài phút, đau liên tục, kéo dài 15 phút hoặc có thể đến 4 - 5 giờ. Nếu cơn đau kéo dài hơn 4 - 5 giờ có nghĩa là đã xuất hiện biến chứng, cần được cấp cứu kịp thời.
  • Cơn đau thường nặng, không tăng lên khi vận động và không giảm khi đi vệ sinh. Trong thực tế, khi bị các cơn đau quặn mật hành hạ, người bệnh thường đi lại hoặc nằm quằn quại trên giường, cố gắng tìm tư thế thoải mái nhất.
  • Vị trí thường xuất hiện các cơn đau sỏi mật nhất là ở giữa bụng trên, ngay dưới xương ức. Vị trí thường gặp thứ hai là bên phải bụng trên, ngay dưới xương sườn.Thỉnh thoảng, những cơn đau cũng có thể lan ra sau lưng, ở phía dưới xương bả vai bên phải. Cơn đau quặn mật sẽ giảm dần khi sỏi di chuyển trong ống mật và không còn gây ra tắc nghẽn nữa.
  • Đau quặn mật là một triệu chứng tái đi tái lại. Một khi đã xuất hiện, nó sẽ tiếp tục xảy ra. Tất nhiên, tình trạng này cũng khác nhau ở từng người, có người thì cơn đau xảy ra liên tục, nhưng người khác thì cơn đau không thường xuyên.

Cơn đau quặn mật là một trong các triệu chứng khi bị bệnh sỏi mật

Cơn đau quặn mật là một trong các triệu chứng khi bị bệnh sỏi mật

Nếu nghi ngờ có một hoặc nhiều triệu chứng khi bị sỏi mật, bạn hãy nhanh chóng sắp xếp đi khám để nhận được tư vấn kịp thời của bác sĩ. Hiện tại, cách phát hiện sỏi mật trên lâm sàng cũng rất đơn giản, chỉ cần siêu âm cũng đã có thể chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước và bản chất sỏi.

Cách giảm triệu chứng sỏi mật đơn giản tại nhà

Triệu chứng bệnh sỏi mật như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sau đây Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Khánh Vân - Viện y học cổ truyền quân đội sẽ chia sẻ những giải pháp cụ thể, dễ ứng dụng để cải thiện các triệu chứng này.

Các cách làm giảm cơn đau sỏi mật

Tùy theo kích thước, vị trí cũng như mức độ di chuyển của viên sỏi mà người bệnh có thể đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, đau quặn gan mật. Với trường hợp đau âm ỉ, người bệnh có thể dùng các cái mẹo dân gian để giảm đau, ví dụ như:

  • Nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, cơ thể giãn ra thì các mạch máu cũng như đường mật cũng được lưu thông tốt hơn. Nếu cứ co cứng, cáu gắt, kêu ca thì càng làm cho đường mật bị co thắt, lưu thông dịch mật kém. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nằm tư thế cong, đưa đầu gối lên sát ngực, hít sâu thở đều thư giãn.
  • Dùng một chai nước nóng hay túi chườm nóng đặt tại chỗ bị đau ở bụng hoặc vùng sau lưng, vai. Sức nóng sẽ làm giãn các cơ, tăng lưu thông đường mật, hiệu quả tốt với trường hợp bị bệnh sỏi bùn mật.
  • Uống một ngụm giấm táo, trong trường hợp người bệnh bị giun chui ống mật thì áp dụng phương pháp này sẽ có hiệu quả.

Trong trường hợp đau nặng kéo dài, dùng các phương pháp giảm đau không có hiệu quả, bạn cần đến bệnh viện luôn để được cấp cứu kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

TS. BS Vũ Thị Khánh Vân chia sẻ trong buổi phỏng vấn về cách làm giảm triệu chứng bị sỏi mật

TS. BS Vũ Thị Khánh Vân chia sẻ trong buổi phỏng vấn về cách làm giảm triệu chứng bị sỏi mật

Phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa do sỏi mật

Bên cạnh tam chứng đau, sốt, vàng da thì đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, sợ mỡ cũng là dấu hiệu bị sỏi mật. Tình trạng này do đường mật bị tắc nghẽn, dẫn đến thiếu dịch mật xuống ruột để tiêu hóa thức ăn. Để hạn chế các triệu chứng của bệnh sỏi mật này, TS.BS Vũ Khánh Vân có lời khuyên như sau:

  • Người bệnh sỏi mật nên cân đối các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn để đảm bảo năng lượng 2000kcal/ ngày, tránh bị rối loạn chuyển hoá, giảm thiểu nguy cơ sỏi mới hình thành. 
  • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, lòng đỏ trứng (chỉ 1-2 quả/ tuần), cũng không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. Trong khẩu phần ăn hàng ngày chỉ nên chứa 18 - 25% chất béo để tránh làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá, khiến các triệu chứng của bệnh sỏi mật trở nên trầm trọng thêm. Chú ý, không kiêng hoàn toàn chất béo vì dễ khiến sỏi mật hình thành, cũng như cơ thể vẫn cần chất béo để hoà tan vitamin.
  • Tăng cường rau củ quả, bởi hàm lượng chất xơ cao sẽ hạn chế hấp thu quá nhiều cholesterol trong đường ruột, nhuận tràng và giúp tiêu hoá tốt hơn. Bên cạnh đó, rau củ quả còn cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại quá trình lão hoá và đảm bảo cho các cơ quan hoạt động hiệu quả.
  • Uống đủ nước để đảm bảo quá trình sản xuất dịch mật được ổn định. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm sữa có chứa lượng chất béo thấp, sữa tách béo hoặc uống sữa chua, sữa gạo, sữa đậu nành… cũng đều rất tốt cho người bị sỏi mật.

>>> Thông tin hữu ích cho bạn: Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì, ăn gì? Chế độ ăn giúp tan sỏi, giảm đau

Cách làm tan sỏi, giảm triệu chứng sỏi mật lâu dài

Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến các triệu chứng của bệnh sỏi mật chính là sự hiện diện của viên sỏi trong túi mật, đường ống dẫn mật. Do đó để giảm các biểu hiện này lâu dài, người bệnh cần có giải pháp giúp làm tan sỏi. Trong các phương pháp làm tan sỏi mật hiện nay, nhiều chuyên gia ưu tiên lựa chọn sử dụng thảo dược hoặc bài thuốc Đông y bởi 3 lợi thế như sau:

  • An toàn, không có tác dụng phụ như thuốc Tây hay những cách đẩy sỏi mật ra ngoài lưu truyền trong dân gian.
  • Giúp bào mòn sỏi mật dần dần, tránh rủi ro và những di chứng lâu dài từ phẫu thuật.
  • Điều hoà chức năng gan mật, giúp phòng ngừa việc sỏi mật tái phát sau điều trị.

Điển hình nhất phải kể đến giải pháp từ 8 thảo dược quý đã được nghiên cứu, tạo ra tác động toàn diện và triệt tiêu được nguyên nhân bị sỏi mật. Cụ thể như sau:

  • Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo: Có tác dụng lợi mật, tăng lượng dịch mật xuống ruột non hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng bệnh sỏi mật như đầy trướng, khó tiêu.
  • Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác: Có tác dụng tăng cường chức năng gan, tăng chất lượng dịch mật, kích thích tiêu hoá.
  • Hoàng bá, Sài hồ: Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm nguy cơ phải phẫu thuật do sỏi gây biến chứng.

Sự kết hợp của 8 thảo dược quý giúp bào mòn và giảm triệu chứng của bệnh sỏi mật

Sự kết hợp của 8 thảo dược quý giúp bào mòn và giảm triệu chứng của bệnh sỏi mật

Đặc biệt, khi kết hợp đồng thời 8 thảo dược quý này, nhiều người bệnh chia sẻ các triệu chứng bệnh sỏi mật được cải thiện nhanh chóng chỉ sau 2-4 tuần, sau đó sỏi được bào mòn dần theo liệu trình tối thiểu 3 tháng. Nhiều chuyên gia đánh giá bài thuốc 8 thảo dược quý này là giải pháp toàn diện, tối ưu nhất vì nếu sỏi đã mòn dần thì cũng không lo các triệu chứng khi bị bệnh sỏi mật quay lại nữa.

Triệu chứng sỏi mật tuy khó nhận biết, tiến triển âm thầm nhưng vẫn có cách cải thiện, thậm chí bào mòn sỏi để tránh tái phát tình trạng khó chịu. Nếu có băn khoăn cần giải đáp về bệnh lý này, bạn hãy gọi đến số 0981 238 219 để được các chuyên gia tư vấn.

ĐT-218.jpg

>>> Thông tin hữu ích cho bạn:

Theo nguồn: medicinenet.com, mayoclinic.org, nhs.uk

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận