Sỏi mật là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Sỏi cản trở sự lưu thông của dịch mật, làm giảm khả năng hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, đồng thời gây viêm đường mật, viêm túi mật. Khi sỏi di chuyển có thể gây ra các cơn đau quặn mật, quặn gan.

Sỏi mật là bệnh khá phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Sỏi cản trở sự lưu thông của dịch mật, làm giảm khả năng hấp thu chất béo, dẫn đến tình trạng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, đồng thời gây viêm đường mật, viêm túi mật. Khi sỏi di chuyển có thể gây ra các cơn đau quặn mật, quặn gan.

Khó khăn và biện pháp tháo gỡ trong việc điều trị bệnh sỏi mật hiện nay

Tây y không thiếu các phương pháp điều trị sỏi mật, từ việc phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn túi mật cho đến can thiệp gắp sỏi bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), hay sử dụng các thuốc làm tan sỏi, tán sỏi mật qua da. Trên thực tế, mỗi một phương pháp điều trị đều có những ưu và nhược điểm riêng. Phẫu thuật hoặc can thiệp giúp khơi thông nhanh dòng chảy của dịch mật, nhưng có đến hơn 50% trường hợp tái phát sỏi sau 3-5 năm nên cần tiến hành nhiều lần. Thuốc làm tan sỏi có hiệu quả không cao và thường bị gián đoạn bởi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tán sỏi qua da an toàn, nhưng tốn kém, thực hiện nhiều lần mà hiệu quả chỉ đạt 15%.

Trong khi đó, việc sử dụng các thảo dược truyền thống tưởng chừng đã bị lãng quên hàng ngàn năm trước, nay dưới ánh sáng của khoa học hiện một lần nữa chứng minh tác dụng khó thay thế của chúng trong việc chữa trị bệnh sỏi mật. Tiểu biểu nhất là bài thuốc chứa 8 vị Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Chỉ xác. Việc lựa chọn 8 thảo dược này không phải là ngẫu nhiên mà đều có sự cân đo, đong đếm và tính toán cẩn thận, dựa trên cơ sở lý thuyết về nguyên nhân hình thành sỏi mật, cũng như các nghiên cứu thực tế trên lâm sàng.

Diệp hạ châu, Nhân trần giúp tăng cường chức năng gan, tác động vào căn nguyên gây sỏi

Gan vừa là cơ quan tạo ra mật, đồng thời cũng là nơi “gánh chịu” những hậu quả nặng nề nhất do sỏi gây ra. Vì lẽ đó mà trong các bài thuốc điều trị sỏi mật, không thể thiếu được những thành phần giúp tăng cường chức năng gan như Diệp hạ châu, Nhân trần.

Diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria), tên thường gọi ở Việt Nam là cây Chó đẻ răng cưa có tác dụng mát gan, giải độc. Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, Diệp hạ châu có khả năng ức chế stress oxy hóa tế bào gan, nhờ đó cải thiện chức năng gan, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, hoặc hoại tử tế bào gan. Ngoài ra, nghiên cứu tại Sở y tế Hồng Kông về Diệp hạ châu cho thấy khả năng làm giảm tích tụ mỡ tại gan, do đó cải thiện hiệu quả tình trạng gan nhiễm mỡ và giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả trong các trường hợp mắc virus viêm gan B.

Diep-ha-chau-Nhan-tran-giup-tang-cuong-chuc-nang-gan
Diệp hạ châu giúp tăng cường chức năng gan

Nhân trần có tên khoa học là Adenosma glutinosum, đã từ lâu được biết đến hiệu quả thanh nhiệt được sử dụng trong các loại trà uống hàng ngày. Gs Đỗ Tất Lợi khi nói về Nhân trần trong cuốn sách nổi tiếng Những cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam cho biết: Nhân trần có tác dụng tăng tiết dịch mật, làm tăng quá trình thải độc của gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, đồng thời giúp hạ men gan hiệu quả.

Tăng tiết dịch mật, tăng lưu thông đường dịch mật nhờ Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo

Nguyên nhân hình thành sỏi mật không chỉ bắt nguồn tại gan, mà còn là sự ứ trệ dịch mật kéo dài liên quan đến việc mất cân bằng chuyển hóa trong gan, sự hoạt động kém hiệu quả của đường tiêu hóa. Do đó, những thảo dược mang lại tác dụng giúp tăng tiết dịch mật, tăng lưu thông đường mật như Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo sẽ giúp làm giảm đau, tăng khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi gan, đồng thời làm sỏi mật được dễ dàng tống xuất ra khỏi đường tiêu hóa.

Uất kim, hay còn gọi là Nghệ với tên khoa học là Radix Curcumae Longae. Trường Đại học Y khoa, Indonesia khi nghiên cứu về thành phần Curcumin trong Uất kim cho thấy: Uất kim có tác dụng kích thích gan tăng tiết dịch mật, tăng vận động đường mật, từ đó làm tăng cường sự lưu thông của dịch mật, giúp làm giảm đau, và ngăn ngừa sự phát triển của sỏi mật. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học tại Ấn Độ, Trung Quốc khẳng định, hoạt chất Curcumin có có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế tổng hợp cholesterol tại gan nên giúp làm giảm cholesterol máu, đồng thời g bảo vệ và tăng cường chức năng gan nhờ làm tăng chất chống oxy hóa nội sinh là Glutathion có nhiều trong gan.

Loi-mat-tang-van-dong-duong-mat-nho-Chi-tu-Kim-tien-thao-Uat-kim
Lợi mật, tăng vận động đường mật nhờ Chi tử

Vị thuốc Chi tử (Gardenia jasminoides Ellis) là hạt phơi khô của cây Dành dành có chứa crocin, crocetin và genipin. Nghiên cứu tại trường Đại học Sungkyunkwan, Hàn Quốc cho biết, các thành phần trong hạt Chi tử có tác dụng tăng tiết mật, ức chế sự gia tăng bilirubin trong máu, làm giảm nồng độ acid cholic trong dịch mật. Ngoài ra, Chi tử còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giúp bảo vệ tế bào gan, hạ men gan được dùng trong nhiều bài thuốc để điều trị chứng viêm gan, vàng da và vàng mắt.

Loài cây Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium không còn xa lạ với người dân Việt Nam, bởi công dụng bào mòn sỏi thận. Nhưng ít ai biết rằng, Kim tiền thảo còn mang lại khả năng bào mòn sỏi mật hiệu quả. Nghiên cứu của trường Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc cho thấy, Kim tiền thảo ngoài tác dụng lợi mật, tăng lưu thông dịch mật, còn có khả năng điều chỉnh lại nồng độ của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, lecithin và acid mật, từ đó giúp phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của sỏi cholesterol.

Sài hồ, Hoàng bá giúp phòng ngừa biến chứng sỏi mật

Khác với sỏi cholesterol (sỏi túi mật) thường gặp ở các nước phát triển, ở nước ta sỏi bilirubin (sỏi sắc tố) thường nằm trong gan, trong ống dẫn mật chủ lại chiếm ưu thế. Nguyên nhân được giải thích là do giun sán khi vô tình chui lên đường mật đã làm biến đổi khả năng hòa tan của bilirubin, khiến chúng dễ kết tụ với nhau tạo thành sỏi. Tuy nhiên, khi sỏi mật xuất hiện, chúng lại làm tăng nguy cơ bị viêm túi mật, viêm đường mật, viêm gan, áp xe gan… Do đó, để có tác dụng với mọi loại sỏi, phòng ngừa được biến chứng sỏi mật, Sài hồ và Hoàng bá là hai sự lựa chọn tuyệt vời.

Hoàng bá có tên khoa học là Phellodendron amurense, với thành phần chính là Berberin và Palmatine. Đây là những hoạt chất sinh học tự nhiên có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh, giúp chống lại vi khuẩn E-coli gây nhiễm khuẩn dịch mật. Đồng thời, Hoàng bá còn có khả năng chống viêm hiệu quả, nhờ tác dụng ức chế các chất hóa học hoạt hóa phản ứng viêm.

Rễ của loài cây Sài hồ (Bupleurum chinense) khi được thu hái và phơi sấy khô trở thành vị cứu tinh cho người bệnh sỏi mật, nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng virus, bảo vệ gan. Ngoài ra, Sài hồ còn giúp cải thiện nhu động đường ruột, làm giảm triệu chứng đầy hơi, buồn nôn.

Không còn đầy trướng, chậm tiêu do bệnh sỏi mật nhờ có Chỉ xác

Đầy trướng, chậm tiêu là những triệu chứng thường gặp khi bị bệnh sỏi mật, nguyên nhân là do thiếu dịch mật xuống ruột non để tiêu hóa chất béo. Đây cũng là những dấu hiệu thường gặp của người bệnh sau mổ cắt túi mật, do dịch mật không còn nơi dự trữ và cô đặc.

Lam-giam-trieu-chung-ngan-ngua-bien-chung-soi-mat-nho-Chi-xac
Làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng sỏi mật nhờ Chỉ xác, Sài hồ, Hoàng bá

Chỉ xác (Fructus aurantii) là quả non của cây trấp, cây trúc hoặc chanh thái sau khi phơi sấy khô. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu về công dụng của Chỉ xác cho biết: Chỉ xác có khả năng kích thích nhu động ruột, do đó kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm rõ rệt các triệu chứng đau, đầy trướng, khó tiêu ở người bệnh sỏi mật.

Ứng dụng 8 thảo dược truyền thống trong việc chữa trị bệnh sỏi mật

Thảo dược nào cũng có tác dụng tốt với gan, mật, nhưng việc sử dụng riêng rẽ sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, cần có sự phối hợp các loại thảo dược để mang lại sự tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, giúp điều trị bệnh sỏi mật đạt kết quả tốt nhất.

Trước đây các thảo mộc được sử dụng dưới dạng thuốc sắc thủ công, gây khó khăn trong việc tính toán liều lượng chính xác. Phương pháp sắc thủ công cũng có thể lẫn một số tạp chất làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, việc ứng dụng công nghệ bào chế và chiết xuất là rất cần thiết nhằm mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng mà vẫn lưu giữ được các tinh chất của từng loại dược liệu.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10102956
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24503166
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4165614/
http://www.baithuocquy.com/tag/cay-nhan-tran/59
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6529614
http://www.chineseherbshealing.com/gold-coin-grass/
http://www.globaldiaries.mobi/by-the-people-of-the-health-benefits-of-lemon-juice/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20303938

 

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận