Kể từ khi ra đời, Coveram ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị cao huyết áp và bệnh mạch vành ổn định. Đây là thuốc kê đơn và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không dùng đúng cách. Vì vậy, người bệnh cần phải hết sức lưu ý khi sử dụng.

Dùng Coveram đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ.

Dùng Coveram đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ.

Tìm hiểu về thuốc huyết áp Coveram

Coveram là thuốc phối hợp giữa perindopril (thuốc ức chế men chuyển) và amlodipin (thuốc chẹn kênh calci). Tác dụng của thuốc là làm giãn mạch máu, tăng lượng máu đến tim và giảm huyết áp.

Khi huyết áp tăng cao, tim và mạch máu sẽ dễ bị tổn thương, lâu ngày có thể dẫn đến suy tim, suy thận và đột quỵ. Việc giảm huyết áp sẽ giúp người bệnh giảm các rủi ro, từ đó tăng tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.

Coveram hiện đang được bào chế dưới dạng viên nén với 4 hàm lượng: Coveram 5mg/5mg, Coveram 5mg/10mg, Coveram 10mg/5mg và Coveram 10mg/10mg. Giá của các hàm lượng này thường dao động từ 8.000 đến 12.000 cho 1 viên. Việc chọn hàm lượng nào sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên mức huyết áp, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh.

Trước khi sử dụng Coveram cần lưu ý gì?

Bác sĩ là người quyết định bạn có nên sử dụng Coveram hay không. Tuy nhiên, để giúp bác sĩ cân nhắc đến tất cả những rủi ro có thể xảy ra trước khi dùng thuốc, bạn hãy:

  • Cho bác sĩ biết bạn đã từng dị ứng với những loại thuốc hay sản phẩm bổ sung nào. Bởi nếu bạn đã từng bị dị ứng với các thuốc ức chế men chuyển hay chẹn canxi, rất có thể bạn không thể sử dụng Coveram.
  • Liệt kê các bệnh lý mà bạn đã từng mắc phải trước đó. Những người bị hẹp van động mạch chủ nặng, suy tim sau cơn đau tim sẽ không được dùng Coveram. Tuổi cao, suy gan, suy thận cũng là đối tượng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.
  • Cung cấp cho bác sĩ các thuốc bạn đang dùng. Có một số thuốc không thể dùng cùng lúc với Coveram. Một số thì có thể nhưng cần thay đổi liều hoặc theo dõi chặt chẽ trong quá trình dùng để tránh tác dụng phụ. Dưới đây là danh sách các thuốc không nên hoặc cần thận trọng khi dùng cùng Coveram.

Các thuốc không được dùng với Coveram

  • Thuốc điều trị tiểu đường: Aliskiren 
  • Thuốc điều trị suy tim: Sacubitril

Các thuốc cần thận trọng khi dùng với Coveram

  • Thuốc kháng sinh (erythromycin, clarithromycin, rifampicin)
  • Thuốc chống nấm (ketoconazol, itraconazole)
  • Thuốc chống viêm (aspirin liều cao, ibuprofen)
  • Lithium, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống loạn thần
  • Thuốc gây tăng kali máu (spironolactone, triamterene, amiloride, eplerenone, heparin,  co-trimoxazole)
  • Thuốc hạ áp nhóm chẹn thụ thể angiotensin, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn alpha
  • Thuốc giãn mạch nhóm nitrat
  • Thuốc giãn cơ (baclofen, dantrolene)
  • Thuốc điều trị động kinh (carbamazepine, phenobarbital, phenytoin, primidone)
  • Thuốc ảnh hưởng đến tế bào máu (allopurinol, procainamide)
  • Thuốc ức chế miễn dịch hoặc điều trị ung thư (corticosteroid, cyclosporin, tacrolimus)
  • Thuốc điều trị suy tuyến thượng thận (tetracosactide)
  • Thuốc giảm cholesterol máu (simvastatin)
  • Thuốc kích thích thần kinh giao cảm (ephedrine, noradrenaline, adrenaline)
  • Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt nhóm chẹn alpha (prazosin, alfuzosin, doxazosin, tamsulosin, terazosin)
  • Thuốc chống thải ghép (temsirolimus, sirolimus, everolimus)
  • Thuốc điều trị HIV (indinavir, ritonavir)
  • Thuốc điều trị hen suyễn, viêm khớp dạng thấp (corticosteroid)
  • Thuốc bảo vệ thận trong điều trị ung thư (amifostine)

Danh sách các thuốc có tương tác với Coveram.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng Coveram, một số lưu ý dưới đây sẽ hữu ích cho bạn:

  • Bạn cần dùng Coveram đúng liều bác sĩ đã kê cho bạn, không tự tăng hay giảm liều. Đa phần người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng 1 viên Coveram một ngày. Tuy nhiên, liều dùng này có thể thay đổi nếu mức huyết áp của bạn quá cao, đang dùng cùng các loại thuốc khác hoặc bạn có bệnh lý mắc kèm.
  • Cách dùng Coveram tốt nhất là uống nguyên viên thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống một lần vào trước bữa ăn sáng.
  • Nếu quên uống thuốc, bạn hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần đến thời điểm uống liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc vốn có của mình. Tuyệt đối không dùng liều gấp đôi.
  • Coveram nên được bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ phòng, tránh nhiệt, ẩm và ánh sáng trực tiếp. Điều này giúp giữ thuốc luôn có chất lượng tốt nhất.
  • Bạn nên tránh uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi khi dùng Coveram. Các thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ amlodipin (thành phần của Coveram) trong máu. Khi nồng độ amlodipin tăng, nguy cơ gặp tác dụng phụ cũng tăng.
  • Sử dụng thuốc Coveram trong khi đang mang thai có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, bạn nên áp dụng các phương pháp tránh thai trong khi sử dụng thuốc. Nếu vô tình có thai, hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức.

Một điều quan trọng khác mà bạn cần lưu ý là Coveram không chữa khỏi bệnh cao huyết áp hay bệnh mạch vành. Tuy nhiên, thuốc sẽ giúp bạn duy trì huyết áp trong giới hạn an toàn và giảm nguy cơ đau tim. Bạn phải tiếp tục dùng thuốc, thậm chí là suốt đời ngay cả khi cảm thấy đã khỏe. 

Việc uống Coveram lâu ngày đúng cách sẽ không gây hại cho sức khỏe. Trong khi đó, nếu không duy trì dùng thuốc, bạn có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành như suy tim, đột quỵ hoặc suy thận.

Bên cạnh việc sử dụng Coveram, để kiểm soát huyết áp và tình trạng xơ vữa mạch vành tốt hơn, kế hoạch điều trị của bạn còn cần các biện pháp khác như:

  • Giữ cân nặng trong giới hạn cho phép. Nếu thừa cân, bạn sẽ cần trao đổi với bác sĩ để lên kế hoạch giảm cân. Trung bình, mỗi kg cân nặng mất đi, huyết áp sẽ giảm 1mmHg.
  • Thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều rau xanh, ít chất béo động vật, đặc biệt là hạn chế natri (muối). Lưu ý, mì chính dù có vị ngọt nhưng cũng chứa natri. Do đó, ngoài hạn chế các gia vị mặn như muối, nước mắm, xì dầu, tương, bạn cũng cần ăn ít mì chính hơn.
  • Tập thể dục vừa sức mỗi ngày. Các bài tập được khuyến cáo cho người cao huyết áp, bệnh mạch vành là đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, aerobics.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia. Tốt nhất bạn không nên uống quá 1 đơn vị cồn nếu là phụ nữ, hoặc 2 đơn vị cồn nếu là nam giới. 1 đơn vị cồn tương đương: 45ml rượu mạnh (40 độ), 350ml bia hoặc 150ml rượu vang.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Để làm được điều này, bạn có thể thử các biện pháp như đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện cùng gia đình, bạn bè, du lịch...

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Những người bị tăng huyết áp, bệnh mạch vành được sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ phù hợp sẽ có chỉ số huyết áp, mỡ máu tốt hơn, giảm nguy cơ suy tim. Điều này cũng từng được khẳng định bởi GS Phạm Gia Khải, chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam. 

Theo GS Khải: Sản phẩm hỗ trợ nếu chọn đúng và dùng đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch. Để đánh giá một sản phẩm tốt, người bệnh nên căn cứ vào kết quả kiểm chứng lâm sàng tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Đây cũng là tiêu chí then chốt giúp đảm bảo độ an toàn của sản phẩm.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh mạch vành, tăng huyết áp.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Coveram

Cùng với những tác dụng có lợi, Coveram thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này đều có thể xảy ra, nhưng hãy báo cho bác sĩ của bạn nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây.

Các tác dụng phụ thường gặp

  • Ho, mệt mỏi
  • Đau đầu, choáng váng, buồn ngủ (hay gặp trong thời gian đầu dùng thuốc).
  • Chóng mặt, tụt huyết áp.
  • Tê bì, cảm giác kiến bò trên bàn chân, bàn tay.
  • Nhìn đôi, mờ mắt, ù tai.
  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh hồi hộp.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, ăn không ngon, khó tiêu hoặc tiêu chảy, táo bón
  • Phát ban da, ngứa.
  • Chuột rút, sưng mắt cá chân (phù)

Các tác dụng phụ ít gặp

  • Thay đổi tính tình, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Run, ngất, viêm mũi.
  • Tiểu đêm nhiều lần, ra nhiều mồ hôi.
  • Rụng tóc, xuất hiện các mảng đỏ trên da.
  • Đau lưng, đau cơ hoặc khớp.
  • Đau ngực, thở khò khè, thở nông.
  • Phù mạch (thở khò khè, sưng mặt hoặc lưỡi).
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường. 

Các tác dụng phụ hiếm gặp

  • Đau tim, đột quỵ, tim đập không đều.
  • Sưng mí mắt, mặt, lưỡi, họng hoặc môi.
  • Xuất hiện nhiều mụn nước, nốt đỏ trên da, ngứa nhiều.
  • Đau bụng dữ dội, nhạy cảm với ánh sáng, vàng da.
  • Tăng trương lực cơ, tăng đường huyết.

Với khả năng hạ huyết áp hiệu quả, Coveram là loại thuốc “bỏ túi”  không thể thiếu đối với nhiều người tăng huyết áp, bệnh mạch vành lâu lăm. Chỉ cần biết cách sử dụng đúng, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng loại thuốc này.

Tham khảo:

BTV Lan Anh

Ích Tâm Khang Platinum giúp tăng lưu thông máu đến tim, giảm đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim

Bình luận