Sỏi mật và sỏi thận có gì giống và khác nhau?
Nguyên nhân hình thành sỏi mật và sỏi thận
Cả sỏi mật và sỏi thận đều được hình thành do sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa các thành phần trong dịch mật hoặc nước tiểu.
Sự hình thành sỏi mật
Dịch mật bao gồm cholesterol, nước, chất béo, protein, muối mật, và bilirubin, chính sự mất cân bằng của các thành phần trong dịch mật sẽ tạo thành sỏi mật. Sỏi mật gồm sỏi cholesterol, sỏi sắc tố mật hoặc sỏi hỗn hợp, nó có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau: túi mật, trong gan hoặc ống mật chủ.
Người trên 40 tuổi, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, chế độ ăn giàu chất béo; béo phì, giảm cân nhanh; dùng một số loại thuốc như: thuốc ngừa thai, thuốc hạ mỡ máu; bệnh đường ruột khiến cơ thể không tái hấp thu đường muối mật (bệnh Crohn) và cả do yếu tố di truyền… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật.
Sự hình thành sỏi thận
Sỏi thận xuất hiện khi các thành phần khoáng chất trong nước tiểu tích tụ lại với nhau thành dạng rắn. Sỏi thận được chia thành các loại khác nhau như: sỏi calci, sỏi struvite (magnesium ammonium phosphat), sỏi acid uric, sỏi cystin và một số khác hiếm gặp.
Những yếu tố về di truyền, chế độ ăn thiếu khoa học, nhiễm khuẩn tiết niệu, giới tính, tuổi tác hoặc lạm dụng các chế phẩm bổ sung canxi… làm tăng đáng kể nguy cơ mắc sỏi thận.
Phân biệt triệu chứng sỏi mật và sỏi thận
Sỏi thận và sỏi mật có một số triệu chứng đặc trưng riêng, tuy nhiên đôi khi chúng cũng gây ra các triệu chứng tương tự nhau như: sốt và ớn lạnh khi nhiễm khuẩn, vã mồ hôi, buồn nôn và nôn…
Triệu chứng sỏi mật
Rất nhiều trường hợp mắc sỏi mật nhưng không có triệu chứng gì hoặc các triệu chứng không rõ ràng, nhất là với sỏi trong túi mật. Sỏi đường mật trong gan hay sỏi ống mật chủ thì dễ nhận biết hơn do triệu chứng thường rõ ràng hơn. Những dấu hiệu thường gặp của sỏi mật bao gồm:
- Đau đột ngột ở vùng hạ sườn phải (vùng gan mật), cơn đau có thể lan ra trước ngực hoặc ra sau lưng, kéo dài vài phút hoặc đến vài giờ.
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân bạc màu do ứ tắc dịch mật.
Sỏi mật thường gây những cơn đau ở hạ sườn phải
Triệu chứng sỏi thận
Triệu chứng sỏi thận xuất hiện rõ ràng khi sỏi di chuyển trong thận hoặc đi qua niệu quản. Các triệu chứng thường gặp như:
- Đau nặng ở bên sườn và lưng (vị trí của thận), đau lan ra phần bụng dưới.
- Tiểu buốt, tiểu rắt
- Tiểu đục hoặc tiểu ra máu (nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu)
- Nước tiểu có mùi hôi (thường liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu).
Sỏi thận thường gây đau vùng bụng dưới, bên sườn
Cách điều trị sỏi mật và sỏi thận
Về cơ bản cách điều trị sỏi thận và sỏi mật chủ yếu có 2 phương pháp là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật tùy theo vị trí sỏi, triệu chứng, kích thước và các biến chứng do sỏi gây ra.
Phương pháp điều trị sỏi mật
Thông thường nếu sỏi mật chưa gây triệu chứng, người bệnh thường được khuyên chung sống hòa bình với sỏi. Các thuốc điều trị sỏi mật đôi khi cũng được chỉ định nhưng chỉ giới hạn cho sỏi cholesterol kích thước không quá 2cm, các loại sỏi khác thì không có nhiều tác dụng. Trong trường hợp kích thước sỏi quá lớn, gây tắc mật, viêm túi mật, viêm đường mật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác thì người bệnh sẽ được chỉ định các can thiệp, phẫu thuật lấy sỏi như: cắt túi mật, nội soi mật tụy ngược dòng, cắt một phần gan...
Phương pháp điều trị sỏi thận
Nếu sỏi còn bé, chưa gây đau viêm sẽ được chỉ định điều trị nội khoa: dùng thuốc làm tan sỏi, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm đau để cải thiện triệu chứng. Với những viên sỏi thận kích thước lớn hoặc đã gây biến chứng người bệnh sẽ được chỉ định tán sỏi qua da, nội soi niệu quản, phẫu thuật lấy sỏi…
Các loại thảo dược hỗ trợ bài sỏi mật - sỏi thận
Có thể thấy sỏi mật và sỏi thận có những đặc điểm rất riêng biệt, chúng khác nhau cả về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị. Bởi thế, cần có những thảo dược hỗ trợ dành riêng cho từng loại sỏi.
Sự kết hợp của 8 vị thảo dược truyền thống gồm: Uất kim, Chi tử, Chỉ xác, Nhân trần, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu là giải pháp dành riêng cho người bị sỏi mật. Nhiều nghiên cứu cho thấy 8 vị thảo dược này có tác dụng giúp tăng bài tiết dịch mật, tăng co bóp túi mật và vận động đường mật, từ đó giúp bào mòn sỏi mật, cải thiện triệu chứng và phòng ngừa sỏi mật tái. Đây là một giải pháp phù hợp với những người mắc sỏi mật cả trước và sau phẫu thuật.
Còn với sỏi thận, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược như: bồ công anh, râu ngô, mã đề, cối xay, kim tiền thảo… để giúp kháng khuẩn đường tiết niệu, lợi tiểu từ đó bào mòn sỏi thận.
Phân biệt được sự khác nhau giữa sỏi mật và sỏi thận sẽ giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Biên tập viên sức khỏe
Tham khảo:
https://www.unitypoint.org/livewell/article.aspx?id=d2c59840-52c0-4407-9e1a-202b3861a3a4
Bình luận