Để có một túi mật khỏe mạnh các chuyên gia nội tiết tiêu hóa đã chọn ngày 24 tháng 9 hàng năm là Ngày sức khỏe túi mật thế giới – Nhằm nâng cao nhận thức về lợi ích của việc duy trì sức khỏe túi mật đối với mọi người. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách làm thế nào để có một túi mật khỏe mạnh.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là hiện tượng kết tinh và lắng đọng các thành phần như muối canxi, sắc tố mật và lượng cholesterol có trong túi mật tạo thành một thể rắn giống viên sỏi. Những viên sỏi này thường xuất hiện âm thầm và ẩn mình khá kỹ khiến người bệnh khó có thể phát hiện chỉ đến khi xuất hiện các cơn đau do viêm túi mật cấp, viêm tụy cấp mới biết được tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Sỏi mật là thường xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau âm thầm không có biểu hiện rõ ràng

Sỏi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi đường mật trong gan chia thành 2 nhóm chính:

  •  Sỏi cholesterol - chủ yếu hình thành ở túi mật và sỏi sắc tố (sỏi bilirubinat) - thường xuất hiện trong đường mật, ống mật chủ. Sỏi cholesterol thường nằm trong túi mật nên nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần phẫu thuật cắt túi mật là đã có thể điều trị triệt để. Tuy nhiên, lựa chọn phẫu thuật cần phải cân nhắc thật kỹ dựa vào các yếu tố như vị trí, kích thước, số lượng sỏi, các tổn thương đường mật, các biến chứng có thể xảy ra và việc đáp ứng với điều trị nội khoa.
  • Sỏi sắc tố (sỏi bùn túi mật): Loại sỏi này với thành phần chủ yếu là bilirubin và các loại muối canxi, với hàm lượng cholesterol dưới 30%. Loại sỏi này sẽ thường có màu nâu sẫm hoặc đen, được hình thành khi mật trong cơ thể có chứa quá nhiều bilirubin.
  • Sỏi hỗn hợp: Loại sỏi hỗn hợp có chứa 30 – 70% thành phần sỏi là cholesterol.

Dấu hiệu điển hình của sỏi mật

Sỏi mật thường âm thầm lặng lẽ ập đến cuộc sống của  mỗi người, dấu hiệu phát hiện của người bệnh thường không giống nhau như:

– Đau hạ sườn phải: Cơn đau thường xảy ra ở hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lan lên vai phải và ra sau lưng. Tính chất đau thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo vị trí sỏi xuất hiện.

– Sốt, ớn lạnh: Người bệnh sỏi mật có thể bị sốt, cảm lạnh do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật. Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ kèm cảm giác rét run, vã mồ hôi nhiều sau khi cơn sốt hạ xuống.

 – Rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh nhân sỏi mật gặp triệu chứng sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu… Những triệu chứng này dễ nhầm sang một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đau dạ dày nên nhiều người áp dụng cách điều trị không phù hợp.

– Vàng da: Tùy vào tiến triển của sỏi mật mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau. Triệu chứng này thường kèm theo hiện tượng ngứa nhiều.

 

Đau hạ sườn phải là dấu hiệu điển hình của người bệnh sỏi mật

Nếu người bệnh không biết cách chăm sóc sức khỏe túi mật và bài mòn sỏi mật một cách hiệu quả người bệnh phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Viêm túi mật cấp: Bệnh nhân thường đau bụng dữ dội ở vị trí hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị. Cơn đau thường xảy ra sau bữa ăn, nhất là khi nạp quá nhiều thực phẩm có chứa dầu mỡ. Đôi khi, những cơn đau xảy ra đột ngột vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể bị suy nhược nặng nề.
  • Viêm đường mật cấp: Khi một hoặc nhiều viên sỏi rơi từ túi mật vào đường mật chính sẽ gây ra tắc nghẽn dịch mật tới ruột, dẫn đến biến chứng sỏi đường mật, hay còn gọi là sỏi ống mật chủ. Biểu hiện bên ngoài hay xuất hiện chung với tình trạng này là vàng da và vàng mắt.
  • Biến chứng khác: Sỏi túi mật cũng có tác động xấu đến các cơ quan lân cận, dẫn đến nhiều biến chứng với cùng biểu hiện đau bụng nhiều như: Viêm tụy cấp, liệt ruột, viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết,...

Các cách bảo vệ sức khỏe túi mật

Để có một túi mật khỏe mạnh và phòng ngừa những biến chứng không mong muốn do sỏi túi mật gây ra bạn hãy:

  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần
  • Luyện tập thể dục hàng ngày: Vận động thường xuyên giúp hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và vận động của được mật.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đủ bữa, không nhịn ăn, bỏ bữa giúp dịch mật được vận động liên tục và tránh lắng đọng sỏi. Với các mẹo đơn giản như (uống đủ nước, ăn nhiều rau lá xanh đâm, sử dụng chất béo tốt,...)
  • Sử dụng các thảo dược thiên nhiên giúp phòng và bài mòn sỏi tốt như: Kim tiền thảo, Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác,...

Thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và bài mòn sỏi mật hiệu quả

Để ngăn ngừa sỏi hình thành và tái phát cũng như hạn chế phẫu thuật ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh xu hướng mới hiện nay là sử dụng thảo dược được các chuyên gia tin tưởng điều trị cho bệnh nhân của mình. 

Điều trị sỏi mật bằng thảo dược có nhiều lợi thế giúp phòng ngừa tái phát sỏi hiệu quả

Điển hình nhất trong các hỗ trợ điều trị sỏi mật phải kể đến “bát bảo thảo dược” như: Kim tiền thảo, Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác với các tác dụng như:

  • Kim tiền thảo: Giúp làm mềm sạn sỏi và giãn cơ
  • Chỉ xác, Uất kim: Tăng cường vận động đường mật, tăng cường khả năng co bóp túi mật
  • Hoàng bá, Sài hồ: Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường vận động đường mật

Sự kết hợp giữa các vị thuốc này kèm theo công nghệ bào chế lượng tự tử trong sản xuất sẽ mang đến cho người bệnh thêm một sự lựa chọn trong việc bảo vệ sức khỏe túi mật và hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát sỏi mật.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc về “Cách để có túi mật khỏe mạnh ngăn ngừa sỏi mật”. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc đừng ngần ngại hãy để lại thông tin để được đội ngũ chuyên gia tư vấn sớm nhất cho bạn.

Kim Đởm Khang Giúp làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật

Bình luận