[Giải mã] Cách điều trị polyp túi mật hiệu quả
Điều trị polyp túi mật cần dựa vào tình trạng bệnh cụ thể và kích thước polyp
Các cách chữa polyp hiện nay
Tình trạng polyp túi mật, đa polyp túi mật khiến người bệnh gặp nhiều đau đớn cũng như khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay đang có những phương pháp phổ biến điều trị như:
Sử dụng thuốc tây
Theo thống kê, hiện nay chưa có thuốc điều trị polyp túi mật có thể làm tan polyp. Đa số các thuốc đều chỉ có tác dụng phụ trợ như thuốc giảm đau, thuốc lợi mật, thuốc kháng sinh…
Hiệu quả của các thuốc này với polyp túi mật không cao. Do đó thay vì dùng thuốc, bạn sẽ được áp dụng các phương pháp khác như sử dụng thảo dược kết hợp với chế độ ăn khoa học (nếu polyp nhỏ) hoặc phẫu thuật cắt túi mật (khi polyp lớn, có nguy cơ ung thư cao).
Sử dụng thuốc hỗ trợ giúp giảm đau, lợi mật
Phẫu thuật cắt polyp túi mật
Phẫu thuật cắt polyp túi mật hay cắt bỏ toàn bộ túi mật được nhiều bác sĩ coi là tiêu chuẩn vàng trị polyp túi mật. Tuy nhiên người bệnh chỉ nên cân nhắc cắt túi mật trong các trường hợp polyp có nguy cơ ác tính (ung thư) cao như:
- Kích thước polyp ≥ 10mm.
- Polyp thường xuyên gây ra các triệu chứng đau, đầy trướng, khó tiêu…
- Có các yếu tố nguy cơ ác tính (tuổi > 50; tiền sử hoặc đang bị viêm đường mật xơ cứng nguyên phát; dân tộc da đỏ; polyp không cuống kèm dày thành túi mật > 4mm).
- Polyp phát triển quá nhanh (tăng > 2mm)
Cắt túi mật là cách điều trị polyp túi mật kích thước 10mm trở lên
Chi phí phẫu thuật cắt polyp túi mật có thể dao động từ 5 triệu đến 30 triệu tùy theo phương pháp và bệnh viện thực hiện. Trong và sau khi cắt túi mật, người bệnh có thể đối diện với một số biến chứng như:
- Đau, chảy máu tại vết mổ, chảy máu tại gan.
- Rò rỉ mật sau mổ, tổn thương đường mật, tổn thương ruột hoặc viêm nhiễm đường mật.
- Xuất hiện các cục máu đông, viêm dạ dày hoặc viêm tụy.
- Hội chứng sau cắt túi mật với triệu chứng điển hình như đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, vàng da, mắt, sốt cao,…
- Xuất hiện sỏi trên đường ống dẫn mật.
Đây cũng là lý do nếu polyp kích thước nhỏ (dưới 10mm), chưa có nguy cơ ung thư túi mật, chưa gây triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ yêu cầu bạn theo dõi định kỳ 6 - 12 tháng 1 lần hoặc ngắn hơn.
Mẹo dân gian chữa polyp túi mật
Ngoài các phương pháp điều trị polyp túi mật kể trên, dân gian còn lưu truyền một số cách ngăn polyp tăng kích thước như:
- Dùng 30g bồ công anh đã phơi khô, hãm với nước ấm, uống thay nước lọc hàng ngày.
- Tác động đến các huyệt trên khuôn mặt (diện chẩn)
Tuy nhiên, cả hai cách trị polyp túi mật này cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hay tài liệu nào khẳng định về sự an toàn và hiệu quả. Do đó, bạn cần cẩn trọng khi sử dụng.
Sử dụng thảo dược điều trị polyp túi mật
Chữa polyp túi mật bằng thảo dược đang trở thành xu hướng hiện nay. Thảo dược được coi là lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh và chuyên gia, nhất là với trường hợp polyp nhỏ < 10mm, chưa gây triệu chứng.
Theo Đại tá, BS, Thầy thuốc ưu tú Vũ Thị Khánh Vân (Viện YHCT Quân đội): Trong y học cổ truyền có nhiều cây thuốc, vị thuốc nam đã được chứng minh tốt cho người bệnh polyp túi mật như:
- Uất kim: Giúp ức chế các mạch máu tân sinh xung quanh polyp, từ đó làm giảm việc cung cấp dinh dưỡng cho những khối u này.
- Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử, Kim tiền thảo: Giúp lợi mật, giảm tình trạng quá bão hòa cholesterol trong túi mật - nguyên nhân gây polyp túi mật cholesterol (dạng polyp túi mật phổ biến nhất).
- Sài hồ, Hoàng bá: Giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch, ngừa biến chứng viêm túi mật do polyp.
- Chỉ xác: Giúp kích thích tiêu hóa, làm giảm triệu chứng đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu.
Sự phối hợp giữa 8 thảo dược này không chỉ giúp người bệnh ngăn ngừa polyp tăng kích thước, giảm nguy cơ ung thư, bảo tồn túi mật mà còn tăng cơ hội làm teo nhỏ polyp cholesterol.
Bài thuốc 8 thảo dược quý là cách chữa sỏi mật toàn diện, vừa giúp tan sỏi, vừa cải thiện triệu chứng và ngăn tái phát
Bệnh nhân nên ăn gì để kiểm soát polyp túi mật
Chế độ ăn khoa học là một phần không thể tách rời khi chữa polyp túi mật. Duy trì một chế độ ăn lành mạnh có thể ngăn polyp tăng kích thước hoặc gây triệu chứng khó chịu.
Polyp túi mật kiêng ăn gì?
- Hạn chế ăn chất béo, các loại thịt, da, mỡ nội tạng, đồ ăn nhanh. Bởi chúng có thể làm tăng cholesterol, dễ khiến polyp túi mật tăng kích thước, thậm chí hình thành thêm sỏi mật.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay, các đồ uống gây kích thích đường ruột như nước ngọt, café, trà, rượu, bia… Những thực phẩm này có thể làm tăng nặng các triệu chứng của polyp túi mật.
Polyp túi mật nên ăn gì?
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin như rau xanh, hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Lựa chọn các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu hướng dương, dầu hạt cải,… để hạn chế gây đau túi mật.
- Ăn đủ, đúng bữa, không nên bỏ bữa. Kiểm soát cân nặng. Nếu có nhu cầu giảm cân nên giảm từ từ, không nên giảm quá nhanh.
- Thực hiện các bài tập hỗ trợ như đi bộ, nhẹ nhàng,… đều đặn hàng ngày hoặc tối thiểu 5 ngày/tuần.
Người bị polyp túi mật cần ăn uống lành mạnh
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn “các cách chữa polyp túi mật” hiện nay. Từ đó xây dựng được cho bản thân một chế độ ăn khoa học và lựa chọn được giải pháp bào mòn sỏi an toàn, hiệu quả. Nếu có bất kỳ điều gì băn khoăn thắc mắc đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được đội ngũ chuyên gia tư vấn cho bạn sớm nhất nhé.
Bình luận