Bệnh Parkinson là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Bệnh Parkinson là một rối loạn hệ thần kinh tiến triển ảnh hưởng đến chuyển động của cơ thể, các triệu chứng có thể xấu đi theo thời gian. Cùng tìm hiểu rõ triệu chứng bệnh Parkinson và cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây!

Triệu chứng bệnh Parkinson như thế nào?

Bệnh Parkinson do sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamine – 1 chất có vai trò truyền tín hiệu đến phần não kiểm soát vận động và phối hợp gây ra nhiều biểu hiện mất phối hợp và hạn chế vận động. Triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm:

Run khi nghỉ: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh Parkinson. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng run tay, chân thường xuất hiện ở một bên cơ thể, có thể kèm theo run cơ hàm hoặc mặt.

Xu-huong-chui-nguoi-ve-truoc-–-mot-trieu-chung-van-dong-thuong-gap-o-benh-Parkinson.jpg

Xu hướng chúi người về trước – một triệu chứng vận động thường gặp ở bệnh Parkinson

Cử động chậm chạp: Bệnh Parkinson cũng có thể gây ra chứng vận động chậm. Điều này có thể khiến các công việc đơn giản như mặc quần áo hoặc đánh răng mất nhiều thời gian hơn bình thường. Chậm vận động cũng thể hiện ở sự mất các động tác tự nhiên của nét mặt, mất vẻ biểu lộ tình cảm, khó khăn trong thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại như vỗ tay….Ở người bệnh Parkinson, khi giọng nói thay đổi cũng có thể do hiện tượng chậm vận động gây nên, giọng nói người bệnh sẽ tĩnh và trầm hơn.

Cứng khớp: Bệnh Parkinson có thể gây tê cứng các chi khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Triệu chứng cứng khớp phổ biến nhất là tình trạng đau thắt ở cổ, vai và chân. Ở người bệnh Parkinson, tình trạng cứng khớp và chậm vận động, người bệnh sẽ khó đung đưa tay khi đi bộ. Đây cũng là một trong nhiều dấu hiệu được dùng trong chẩn đoán bệnh Parkinson.

Mất ổn định tư thế: Bệnh Parkinson có thể gây mất ổn định tư thế, khiến bạn khó giữ thăng bằng và có thể dẫn đến té ngã. Vùng não vận động chịu trách nhiệm thăng bằng cho cơ thể bị thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, làm cơ thể mất phản xạ duy trì khả năng đứng thẳng. Hiện tượng loạn thăng bằng được cho là gây ra từ tình trạng mất ổn định tư thế. Những người bị rối loạn thăng bằng rất khó khăn trong cử động xoay vòng,rẽ hoặc thực hiện chuyển động nhanh.

Khuon-mat-vo-hon-khong-cam-xuc-thuong-thay-o-nguoi-benh-Parkinson.jpg

Khuôn mặt vô hồn, không cảm xúc thường thấy ở người bệnh Parkinson 

Các triệu chứng ngoài vận động: Bệnh Parkinson cũng có thể gây ra các triệu chứng ngoài vận động, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng, khó ngủ và khó khăn với các chức năng nhận thức như trí nhớ và sự chú ý.

Phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiện nay

Mặc dù không có cách chữa trị bệnh, nhưng các triệu chứng bệnh Parkinson có thể được kiểm soát bằng những cách dưới đây:

Dùng thuốc: Có một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson. Những loại thuốc này bao gồm levodopa, chất chủ vận dopamine và chất ức chế monoamine oxidase B (MAO-B).

Tập thể dục cho người bệnh Parkinson: Tập thể dục là điều cần thiết để kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson, tránh cho người bệnh bị liệt phải ngồi xe lăn. Hoạt động thể chất có thể giúp cải thiện khả năng vận động, thăng bằng và linh hoạt hơn.

Nguoi-benh-Parkinson-can-kien-tri-tap-luyen-moi-ngay-de-kiem-soat-tot-trieu-chung-benh.jpg

Người bệnh Parkinson cần kiên trì tập luyện mỗi ngày để kiểm soát tốt triệu chứng bệnh

Ngôn ngữ trị liệu: Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và nuốt, và liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp cải thiện các chức năng này.

Phẫu thuật kích thích não sâu: Kích thích não sâu là một thủ tục phẫu thuật có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson trong một số trường hợp kém hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị.

Bổ sung sản phẩm thảo dược giúp giảm run chân tay, hỗ trợ sử vận động cơ thể: Bộ đôi thảo dược “Thiên ma - Câu đằng” có tác dụng ức chế MAO-B, chứa các tiền chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Nhờ đó gián tiếp tăng nồng độ dopamin trong não đem lại hiệu quả giúp giảm run tay, tăng cường sự vận động linh hoạt của cơ thể. 

>>> XEM THÊM: Phương pháp điều trị bệnh Parkinson trong bài viết này!

Thay đổi lối sống: Một số thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson như:

  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ biến chứng do bệnh Parkinson.
  • Ngủ đủ giấc: Đây là điều cần thiết để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson. Người bệnh nên ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh Parkinson. Thư giãn cơ thể và tâm trí bằng cách thiền, hít thở sâu hoặc yoga có thể giúp kiểm soát mức độ căng thẳng.
  • Duy trì tương tác xã hội: Duy trì tương tác xã hội có thể giúp cải thiện tâm trạng và chức năng nhận thức cho người bệnh Parkinson, giúp kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson bao gồm run, cứng khớp, chậm vận động và mất ổn định tư thế. Bệnh Parkinson tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng với cách tiếp cận phù hợp, chất lượng cuộc sống của người có thể được cải thiện. Người bệnh cần kiên trì phối hợp giữa việc dùng thuốc, tập thể dục, trị liệu và thay đổi lối sống, bổ sung sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm run giúp kiểm soát tốt bệnh Parkinson. 

Nếu còn thắc mắc về bệnh Parkinson và các phương pháp điều trị bệnh, hãy để lại cho chuyên gia câu hỏi bên dưới nhé!

BTV Lan Anh

Bình luận