Bệnh Parkinson là tình trạng những tế bào thần kinh sản sinh ra chất Dopamine - một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh giúp cho não chỉ huy và kiểm soát được các cử động - bị suy thoái và chết dần làm cho người bệnh thiếu hụt Dopamine, dẫn đến não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường gây ra các triệu chứng run, co cơ, rối loạn vận động. Việc điều trị hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và bệnh nhân thường bị nhờn thuốc sau 5 – 7 năm và nhiều tác dụng phụ, do đó bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các biện pháp hỗ trợ điều trị, liệu pháp tâm lý, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện là rất cần thiết.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả:

Điều trị bằng thuốc

1. Levodopa

Levodopa (L-dopa) là một dạng tiền chất của Dopamine. Nó được sử dụng từ những năm 1970 và vẫn là thuốc đặc trị có hiệu quả nhất với bệnh Parkinson. Khi sử dụng Levodopa, thuốc đi qua hàng rào máu não và chuyển thành Dopamin. Nồng độ Dopamin trong não tǎng sẽ cải thiện khả nǎng dẫn truyền thần kinh và giải quyết những rối loạn vận động trong bệnh Parkinson như: di chuyển chậm chạp và cơ cứng cơ khớp, từ đó giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. Sử dụng Levodopa tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, nôn và buồn ngủ, hiện tượng ảo giác, hoang tưởng và các cử động không ý thức (như dạng múa giật) có thể xảy ra khi sử dụng dài ngày.

Levodopa là một dạng tiền chất của Dopamin

Levodopa là một dạng tiền chất của Dopamin

2. Chất chủ vận Dopamine

Thuốc có tác dụng tương tự Dopamine gọi là chất chủ vận Dopamine, có thể được sử dụng thay thế Dopamin để giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson. Một số thuốc với dược chất là các chất chủ vận Dopamin hay được sử dụng: Apokyn, Mirapex, Parlodel và Requip. Apokyn dạng tiêm, có thể được sử dụng khi có hiện tượng giảm tác dụng của Levodopa. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm bao gồm: Buồn nôn, ói mửa, buồn ngủ, giữ nước và rối loạn tâm thần.

Phẫu thuật

1. Kích thích não sâu

Kích thích não sâu mặc dù chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một kỹ thuật cấy ghép những vi điện cực vào các nhân xám tham gia điều khiển vận động trong não để tạo ra các kích thích điện thích hợp lên các nhân xám này, từ đó điều hòa lại các rối loạn vận động. Có 1 hoặc 2 điện cực được đặt ở não, đồng thời 1 máy phát xung điện và 1 máy điện toán cực nhỏ đặt ở ngực. Khi máy vận hành, các điện cực được kích thích và các triệu chứng rối loạn vận động, run rẩy và cứng ngắc tứ chi ở người bệnh Parkinson hầu như hoàn toàn biến mất. Các thống kê cho thấy, 70% bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật này đã trở lại sinh hoạt bình thường; 30% thấy bệnh giảm bớt.

2. Phẫu thuật mở đồi thị

Phẫu thuật mở đồi thị là phương pháp sử dụng tần số vô tuyến năng lượng phá hủy vĩnh viễn một trung khu của não có liên quan đến bệnh Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn nhiều chức năng khác.

Các biện pháp kết hợp tăng hiệu quả điều trị

1. Điều chỉnh chế độ ăn

Bệnh nhân Parkinson nên chọn một chế độ ăn uống cung cấp nhiều canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe hệ cơ – xương, tăng cường chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Nên giảm protein (chất đạm) trong khẩu phần ăn do protein và Levodopa cạnh tranh hấp thu ở ruột, nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng nửa giờ. Nếu tác dụng phụ của thuốc khiến buồn nôn, bạn nên sử dụng thêm bánh hoặc rượu gừng. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê và hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson (tuy nhiên, hãy nhớ hút thuốc rất có hại cho sức khỏe).

2. Tránh xa môi trường độc hại

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ của bệnh Parkinson. Một số người đã có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson khi sống trong môi trường độc hại sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Hãy lựa chọn một môi trường sống trong lành để tránh xa bệnh tật.

3. Luyện tập thể dục

Tập thể dục có tác dụng giúp bộ não sử dụng Dopamine một cách hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cải thiện chức năng vận động của hệ cơ xương, giúp bệnh nhân giữ cân bằng tốt hơn, dáng đi thẳng và giảm run giật. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên tập thể dục đều đặn, tốt nhất là nên tập 1h/lần và mỗi tuần từ 3-4 lần chia đều các ngày. Bạn có thể sử dụng máy chạy bộ, đạp xe hoặc tập yoga để giúp cân bằng cơ thể và tăng tính linh hoạt của chân tay.

4. Yếu tố tâm lý

Parkinson ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Thuốc điều trị có thể giúp bạn giảm triệu chứng, nhưng bên cạnh đó yếu tố tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng. Các rối loạn về tâm trạng, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu cũng có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu tại nhà cùng với điều chỉnh tâm trạng sẽ mang lại tác dụng tốt cho người bệnh.

5. Giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên

Việc sử dụng thuốc điều trị chỉ mới là một biện pháp giải quyết được phần ngọn vấn đề đó là bổ sung Dopamin để làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên để có một tác dụng toàn diện, tăng cường chức năng hệ thần kinh, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thêm các sản phẩm từ Đông Y có độ an toàn cao, sử dụng lâu dài để tăng hiệu quả điều trị của thuốc.

Lưu ý cho người chăm sóc

Bạn cần loại bỏ các đe dọa có thể gây nguy hiểm cho người bệnh khi bị té ngã, chẳng hạn như trải thêm thảm ở sàn nhà, trang bị thêm các thanh vịn trong phòng tắm. Chăm sóc cho một người bị Parkinson có thể là một thử thách do người bệnh bị suy giảm khả năng vận động, mọi hoạt động đơn giản nhất cũng có thể trở nên khó khăn, nhưng hãy giúp người bệnh có một kế hoạch tự tập luyện để duy trì sự độc lập. Đồng thời kết hợp cả việc sử dụng thuốc với các biện pháp hỗ trợ và liệu pháp tâm lý để có thể đạt được kết quả điều trị cao nhất, giúp duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nguyễn Mai
Nguồn: http://www.medicinenet.com
BTV Lan Anh

Vương Lão Kiện Giúp giảm run tay chân, phục hồi khả năng vận động

Bình luận