Đái tháo đường là một nhóm các bệnh mạn tính, bao gồm đái tháo đường type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Mỗi loại bệnh đái tháo đường lại xuất phát từ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau.

Bệnh đái tháo đường có liên quan trực tiếp đến insulin – hormon được tuyến tụy sản xuất để kiểm soát đường huyết. Insulin làm nhiệm vụ đưa đường (glucose) được chuyển hóa sau khi ăn từ máu đi qua thành tế bào. Đường đó sẽ được sử dụng làm năng lượng nhằm duy trì hoạt động của cơ thể. Nếu tuyến tụy sản xuất quá ít insulin, hoặc tế bào trở nên đề kháng insulin, hoặc cả hai, đường huyết sẽ tăng lên và gây bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 1

Đái tháo đường type 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở trẻ em, vị thành niên và thanh thiếu niên. Bệnh xảy ra khi cơ thể có quá ít hoặc không có insulin. Đái tháo đường type 1 được xếp vào nhóm bệnh tự miễn, bởi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến chúng không thể sản sinh insulin.

Sự hiện diện của các gen di truyền làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 1. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn mắc bệnh này, bạn sẽ có nguy cơ tiến triển đái tháo đường type 1 cao hơn người khác.

Te-bao-beta-tuyen-tuy-bi-pha-huy-la-nguyen-nhan-gay-benh-dai-thao-duong-type-1

Tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 1

Một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 1:

-    Vị trí địa lý: Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn ở những khu vực xa đường xích đạo. Những người sống ở Phần Lan và Sardiania có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới, gấp 2 – 3 lần so với Mỹ và gấp 400 lần so với Venezuela.

-    Tuổi tác: Mặc dù bệnh đái tháo đường type 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là trẻ từ 4 – 7 tuổi và từ 10 – 14 tuổi

-    Tiếp xúc với virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus quai bị và cytomegalovirus

-    Trẻ sử dụng sữa bò từ sớm

-    Trẻ có nồng độ vitamin D trong máu thấp

-    Trẻ sinh ra từ những bà bầu bị tiền sản giật hoặc mắc đái tháo đường thai kỳ

-    Trẻ bị vàng da khi sinh

Đề kháng insulin là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 chiếm tới 90% tổng số trường hợp mắc đái tháo đường. Mặc dù tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn ở tuổi trưởng thành nhưng bệnh có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Bốn trường hợp trẻ em đầu tiên mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã được ghi nhận vào năm 2002, và con số này vẫn đang gia tăng không ngừng.

Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều tiết lượng đường trong máu hoặc không thể sử dụng insulin (đề kháng insulin) sẽ gây ra bệnh đái tháo đường type 2. Kháng insulin là tình trạng tuyến tụy tiết đủ lượng insulin nhưng các cơ quan khác (cơ xương, tế bào gan, chất béo,… ) không đáp ứng với insulin, do đó, glucose không được sử dụng như bình thường. Bất kỳ điều gì ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucose cũng có thể là nguyên nhân gây kháng insulin, chẳng hạn khuyết tật di truyền, thừa cân, béo phì.

Beo-phi-la-nguyen-nhan-gay-khang-insulin
Béo phì là nguyên nhân gây kháng insulin

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2 là:

-    Thừa cân/béo phì: từ lâu, bệnh đái tháo đường type 2 đã được chứng minh là có liên quan chặt chẽ đến tình trạng thừa cân, béo phì. Do sự dư thừa mỡ trong cơ thể càng thúc đẩy quá trình đề kháng insulin.

-    Rối loạn dung nạp glucose (tiền đái tháo đường): là tình trạng đường huyết tăng cao nhưng chưa đến mức đái tháo đường. Nếu kiểm soát không tốt, hơn 50% người bệnh sẽ tiến triển thành đái tháo đường type 2 sau 5 – 10 năm.

-    Chủng tộc: bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện cao hơn ở những người sống tại Nam Á, Phi Caribbean, người châu Phi và Trung Quốc.

-    Tăng huyết áp: Là yếu tố nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường. Tăng huyết áp được định nghĩa là áp lực của máu lên thành mạch từ 140/90mmHg trở lên.

-    Có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, tiền sử gia đình mắc đái tháo đường

-    Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)    .

-    Các vấn đề sức khỏe tâm thần: Bao gồm tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hoặc dùng thuốc chống loạn thần đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

-    Tuổi tác: Bất kỳ ai trên 40 tuổi đều nên khám sàng lọc bệnh đái tháo đường.

Yếu tố nguy cơ chính gây đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết cao trong thời gian mang thai ở người phụ nữ nhưng không mắc bệnh đái tháo đường trước đó. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn.

Dai-thao-duong-thai-ky-van-co-nguy-co-tien-trien-thanh-dai-thao-duong-type-2

Đái tháo đường thai kỳ vẫn có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường type 2

Khoảng 90% trường hợp đái tháo đường thai kỳ đường huyết sẽ trở lại sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu trước đó cho thấy những phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có tới 60% nguy cơ phát triển đái tháo đường type 2 trong 10 - 20 năm tới.

Mặc dù cơ chế gây bệnh là khác nhau nhưng nếu duy trì một lối sống lành mạnh và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể kiểm soát tốt đường huyết và tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.nytimes.com
http://www.webmd.boots.com
http://www.webmd.boots.com
http://www.diabetes.co.uk
http://www.mayoclinic.org
BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận