Cắt cụt chân là biến chứng nguy hiểm và thường gặp trong bệnh đái tháo đường.

Cắt cụt chân là biến chứng nguy hiểm và thường gặp trong bệnh đái tháo đường.

Bệnh đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ bị tử vong và tàn phế lên gấp 2-4 lần. Tuy nhiên cưa chân vì tiểu đường có lẽ lại là biến chứng mà người bệnh sợ nhất. Ước tính có hơn 5% các bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) bị cắt cụt ngón chân hoặc bàn cẳng chân, và cứ 24 giờ trôi qua lại có tới 225 BN ĐTĐ ở Mỹ bị cắt cụt chân, còn tính chung trên toàn thế giới cứ 30 giây lại có 1 người bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chân.

Sau đây là những thông tin người bệnh cần biết về mối liên quan giữa bệnh ĐTĐ và cắt cụt chân, cũng như làm cách nào để giữ cho đôi chân của BN ĐTĐ được khỏe mạnh và an toàn.

Tại sao bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị cắt cụt chân?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho BN ĐTĐ dễ bị loét, nhiễm khuẩn nặng và phải cắt chân.

  • Các BN ĐTĐ là nông dân hoặc người lao động làm việc trong môi trường ở đồng ruộng hoặc công trường, công việc khiến họ dễ bị các chấn thương hoặc vết nứt, vết cắt ở chân tay. Tất cả các chấn thương này đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn.
  • Đường huyết cao gây ra các biến chứng thần kinh, khiến người bệnh bị rối loạn hoặc mất cảm giác ở bàn chân. Do đó nếu họ bị đứt chân hoặc dẫm phải đinh hoặc bị bỏng nhưng lại không hề biết.
  • Đường huyết cao sẽ gây xơ vữa làm tắc hẹp các động mạch ở chân do đó máu đến nuôi dưỡng các mô sẽ bị giảm. Chúng ta đều biết là bàn chân khi bị nhiễm khuẩn sẽ cần nhiều máu hơn để mang đến chất dinh dưỡng và các bạch cầu để chống lại các vi khuẩn và làm liền vết thương nhưng ở BN ĐTĐ thì máu đến kém nên các vết thương sẽ rất khó liền.
  • Đường huyết cao sẽ ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể... nên một tổn thương nhiễm khuẩn ở BN ĐTĐ sẽ nặng hơn so với người không bị ĐTĐ.

Vì tất cả các lý do trên nên nếu không được điều trị sớm thì một vết thương ở BN ĐTĐ dù rất nhỏ cũng có thể trở thành một ổ nhiễm khuẩn nặng, thậm chí là hoại tử cả bàn chân. Đây cũng là lý do tại sao người tiểu đường phải cưa chân để điều trị.

Cắt cụt chân do tổn thương không được điều trị kịp thời

Cắt cụt chân do tổn thương không được điều trị kịp thời

Phòng ngừa nguy cơ bị cưa chân vì tiểu đường bằng cách nào?

Để tránh được nguy cơ bị cắt cụt chân thì yêu cầu quan trọng nhất là cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn hằng ngày và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Bên cạnh đó cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp bảo vệ bàn chân để tránh bị chấn thương. Các BN cần ý thức được rằng các biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại có thể mang đến hiệu quả rất lớn. Đó là:

  • Rửa chân hằng ngày bằng nước ấm, sau đó lau khô nhẹ bằng vải mềm, đặc biệt là kẽ giữa các ngón chân. Có thể thoa 1 chút bột tal để giữ khô da giữa các ngón. Cũng nên bôi kem dưỡng ẩm vào gót chân và đầu các ngón chân để giữ da mềm mại.
  • Kiểm tra bàn chân hằng ngày khi lau chân: Kiểm tra xem có các vết phỏng, vết nứt hoặc vết cắt hay vùng da bị đỏ, sưng nề ở bàn chân không. Với những chỗ khó nhìn có thể sử dụng 1 chiếc gương nhỏ để soi hoặc nhờ người khác xem hộ.
  • Cắt móng chân cẩn thận: Nên cắt thẳng các móng chân, sau đó dùng dũa gỗ để mài bớt các góc móng. Nếu móng chân của bạn bị quặp hoặc dày sừng thì nên tránh cắt móng quá sát dễ gây chảy máu.
  • Không bao giờ đi chân đất: Hãy bảo vệ đôi chân bằng đi giày dép thường xuyên, kể cả khi đi trong nhà. Tốt nhất là hãy chọn đôi giày dép vừa với chân để tránh bị các nốt phỏng do quá chật có thể dẫn đến nhiễm khuẩn bàn chân. Tránh đi giày mũi hẹp, đế cao...
  • Bỏ ngay thuốc lá hoặc thuốc lào vì thuốc lá làm giảm tuần hoàn máu ở chân.
  • Có kế hoạch đi khám đều đặn bàn chân vì chỉ có bác sĩ mới biết cách khám và phát hiện sớm các dấu hiệu của thần kinh bị tổn thương, tuần hoàn máu kém, mạch máu bị tắc hẹp và các nguy cơ bị tổn thương bàn chân khác.
  • Chăm sóc cẩn thận các vết thương ở bàn chân: Khi bạn có một vết thương ở bàn, ngón chân khó liền hoặc bàn chân bị biến dạng, bị loét nhiễm khuẩn... dù rất nhỏ thì phải đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc đúng, cho dùng kháng sinh nếu cần và đôi khi sẽ cắt lọc và làm sạch mủ vết thương của bạn giúp nó mau liền hơn.

Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm biến chứng bàn chân

Kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm biến chứng bàn chân

Làm gì khi được bác sĩ khuyên phải cắt cụt chân?

  • Nếu nhiễm khuẩn ở bàn chân quá nặng gây hoại tử rộng hoặc nhiễm khuẩn huyết, có nguy cơ đe dọa tính mạng thì cắt cụt chân có thể là lựa chọn tốt nhất. Các thầy thuốc ngoại khoa sẽ tiến hành cắt bỏ tổ chức cơ hoặc xương bị hoại tử, mủ thối... và cố gắng bảo tồn tối đa tổ chức lành nhưng cũng có thể phải cắt cụt ngón chân, hoặc bàn chân hoặc ngang cẳng chân. Sau mổ, các BN phải nằm viện 1-2 tuần để theo dõi, nhưng phải mất 4 - 8 tuần để điều trị lành vết thương bằng chăm sóc tại chỗ, kháng sinh...
  • Sau khi bị cắt cụt chân, các BN cần sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý và bác sĩ phục hồi chức năng. Các BN cần được lắp chân giả và học cách đi bằng chân giả khi đi làm hoặc làm việc nhà. Một số người bị đau nhiều tại chỗ cắt thì có thể các thầy thuốc sẽ phải xử lý lại mỏm cụt để giảm đau cho bạn. Trường hợp bạn có nhiều rắc rối với chân bị cắt cụt nhất là cảm giác thiếu hụt, lo lắng nhiều... thì hãy chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc những bệnh nhân ĐTĐ khác để được trợ giúp.
  • Ngay cả sau khi bị cắt cụt chân thì các BN vẫn cần điều trị tích cực và kiểm soát tốt đường huyết và thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ chân vì các nghiên cứu cho thấy những người này rất dễ bị cắt cụt chân lần nữa do họ có nhiều nguy cơ cao hơn so với những BN khác.
  • Sử dụng các giải pháp từ thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường trước và sau khi cưa chân. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên chọn các thảo dược chuyên biệt cho biến chứng như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn. Sự phối hợp của 4 loại này không những hỗ trợ ổn định đường huyết mà còn bảo vệ được tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh nuôi dưỡng bàn chân, giúp vết thương mau lành và hạn chế nguy cơ cắt cụt chân do tiểu đường.

Nếu còn băn khoăn về lý do tiểu đường phải cưa chân cũng như cách chăm sóc, điều trị cho người tiểu đường gặp biến chứng bàn chân, bạn hãy liên hệ đến chuyên gia theo số điện thoại sau:

ITK-219.png

Tham khảo: mayoclinic.org, medicalnewstoday.com, healthline.com

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận

  • DOAN DUC QUYET
    DOAN DUC QUYET - Gửi lúc 23:28 25/05/2023
    Tư van cho mình nhận tiểu đường bị hoại tử ngón cái
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào bạn. Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, điển hình là ngón cái bị hoại tử như trường hợp bạn chia sẻ. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi, tàn phế ở bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn còn chủ quan, chăm sóc và điều trị không đúng dẫn tới biến chứng nặng, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Đối với người bệnh tiểu đường, vết thương bàn chân rất lâu lành, có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Vết thương ở người bệnh tiểu đường không lành rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí lan rộng và khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi hoặc nặng hơn là gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng đến tính mạng. Bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe. Thân ái