Biến chứng tai biến mạch máu não trong bệnh tiểu đường
Nếu bị Đái tháo đường, bạn có nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến tăng gấp 2 lần so với người không bị Đái tháo đường. Người bị Đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh tim mạch sớm hơn so với người bình thường. Phụ nữ chưa mãn kinh thông thường ít nguy cơ bị bệnh tim mạch hơn nam giới cùng độ tuổi, nhưng khi bị Đái tháo đường, nguy cơ bị bệnh tim mạch tăng lên. Đái tháo đường làm mất tác dụng bảo vệ tim mạch của hormone trên phụ nữ chưa mãn kinh.
Bệnh nhân Đái tháo đường đã từng bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ cao bị lần 2. Cơn đau tim trên bệnh nhân Đái tháo đường thường trầm trọng và dễ tử vong. Đường huyết tăng cao theo thời gian sẽ gây xơ vữa mạch máu. Các mảng xơ vữa gây cứng và hẹp lòng mạch máu.
Biến chứng tim mạch thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
Biến chứng tim mạch và đột quị ở bệnh nhân Đái tháo đường
Đái tháo đường tự bản thân đã là yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quị. Bệnh nhân Đái tháo đường cũng có những điều kiện khác có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quị, những điều kiện như thế gọi là yếu tố nguy cơ. Một trong những yếu tố nguy cơ: tiền căn gia đình có người bị bệnh tim. Nếu có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim ở tuổi < 55 (nam) hay < 65 (nữ), khi đó bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim.
Bạn không thể thay đổi nguy cơ tim mạch do yếu tố gia đình nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những yếu tố nguy cơ tim mạch dưới đây:
Béo phì vùng bụng
Béo phì vùng bụng có nghĩa là bệnh nhân có vòng eo lớn hơn 90 cm (nam) hay > 80 cm (nữ). Nguy cơ tim mạch tăng cao hơn vì mỡ vùng bụng tăng sản xuất LDL (xấu) cholesterol, một loại mỡ trong máu có thể gây tích tụ trên thành mạch máu.
Cholesterol cao hơn bình thường
– LDL cholesterol có thể tăng cao trong máu làm động mạch cứng và hẹp hơn và có thể bị tắc hoàn toàn. Vì vậy, tăng LDL cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
– Triglycerides là dạng khác của mỡ trong máu cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch khi nồng độ tăng cao. Trong một số trường hợp Triglycerides tăng quá cao có thể gây viêm tụy cấp. Đòi hỏi phải điều trị kịp thời.
– HDL (tốt) cholesterol đưa mỡ lắng đọng trên thành mạch máu và đưa đến gan để thải ra ngoài qua đường mật. Nếu nồng độ HDL cholesterol thấp sẽ tăng nguy cơ bệnh tim.
Tăng huyết áp
Khi bị tăng huyết áp, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Tăng huyết áp có thể làm cho tim căng giãn và tổn thương mạch máu và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch náu não, biến chứng mắt và thận.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá nhân đôi nguy cơ bị bệnh tim mạch. Ngưng thuốc lá đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường vì hút thuốc lá và đái tháo đường cùng làm hẹp mạch máu. Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị biến chứng mãn tính khác, như biến chứng mắt. Thêm vào đó, hút thuốc lá gây tổn thương mạch máu ở chân và tăng nguy cơ cắt cụt chân.
Hội chứng chuyển hóa và mối liên hệ với bệnh tim mạch
Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các đặc điểm và triệu chứng làm cho bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường và bệnh tim mạch. Theo chương trình giáo dục cholesterol Quốc gia Hoa Kỳ (National Cholesterol Education Program) khi có 3 trong 5 đặc điểm sau:
Đặc điểm |
Định nghĩa |
Vòng eo lớn |
Vòng eo: ≥ 90 cm ở nam ≥ 80 cm ở nữ |
Tăng triglycerides |
≥ 150 mg/dL Đang điều trị thuốc hạ triglyceride |
HDL- cholesterol thấp |
< 40 mg/dL ở nam < 50 mg/dL ở nữ |
Huyết áp thấp |
Huyết áp tâm thu ≥ 130 mm Hg Huyết áp tâm trương ≥ 85 mm Hg |
Đường huyết đói tăng |
Đường huyết đói : >100 mg/dL Đang điều trị tăng đường huyết |
Phòng ngừa biến chứng tim mạch và đột quị
Thậm chí nếu có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch và đột quị bạn cũng hoàn toàn có thể giữ tim và mạch máu khỏe mạnh bằng những cách sau:
Chắc chắn rằng bạn có chế độ ăn khỏe mạnh
Nhờ chuyên gia dinh dưỡng thiết kế chế độ ăn hợp lý:
Bao gồm: mỗi ngày ăn ít nhất 14 grams chất xơ cho mỗi 1,000 calories. Thức ăn giàu chất xơ có thể giúp hạ thấp cholesterol trong máu.cám yến mạch, cháo,bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hay đậu hà lan khô( như là đậu tây, đậu điểm, đậu đũa…), trái cây,và rau tươi là những thức ăn cung cấp nhiều chất xơ. Nên tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn dần dần để tránh rối loạn tiêu hóa.
Giảm bớt mỡ bảo hòa. Mỡ bảo hòa làm tăng cholesterol trong máu. Mỡ bảo hòa có nhiều trong thịt, da gà,vịt , bơ, sản phẩm từ dầu dừa, dầu cọ.
Giữ cholesteroltrong chế độ ăn ít hơn 300 milligrams mỗi ngày. Cholesterol có nhiều trong thịt , sản phẩm từ sữa và trứng.
Giữ số lượng chất béo dạng trans trong chế độ ăn là thấp nhất. Chất béo dạng trans làm tăng cholesterol trong náu. Hạn chế ăn bánh,snack, thức ăn bỏ lò thương mại, bánh trộn, bắp rang bơ, thức ăn chiên và những thức ăn chế biến với dầu mỡ.Thêm vào đó, bơ margarine cũng chứa mỡ dạng trans.
Hoạt động thể lực thường xuyên
Tăng cường sức khỏe trái tim bằng cách tập luyện thể lực thường xuyên
Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào tất cả các ngày trong tuần. Tranh thủ hoạt động thể lực bất cứ lúc nào, như là đi thang bộ thay cho việc đi thang máy. Nếu trước giờ bạn không tập thể dục , phải để bác sỹ kiểm tra trước khi bắt đầu kế hoạch tập thể dục.
Giữ trọng lượng cơ thể lý tưởng
Nếu bị thừa cân, cố gắng hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, gặp chuyên gia dinh dưỡng để thiết kế chế độ ăn ít mỡ và calorie nhằm duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng. Giảm không quá 0.5-1 kg mỗi tuần.
Nếu hút thuốc lá, hãy từ bỏ.
Uống aspirin.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, uống aspirin liều thấp mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến. Tuy nhiên, aspirin không phải là an toàn cho tất cả mọi người. Do đó, nên có chỉ định của Bác sỹ.
Điều trị tức thời cơn thiếu máu não thoáng qua.
Điều trị sớm cơn thiếu máu não thoáng qua có thể giúp phòng ngừa hay làm chậm tai biến sau này. Dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua : đột ngột yếu, mất cân bằng, mất cảm giác, lú lẩn, mù 1 hay 2 bên mắt, nhìn đôi, khó khăn khi diễn đạt hay đau đầu trầm trọng.
Điều trị đái tháo đường
Luôn giữ 3 tiêu chí ABC của đái tháo đường
A là A1C (một xét nghiệm đánh giá việc kiểm soát đường huyết ). Xét nghiệm A1C ít nhất 2 lần trong năm. Nó phản ánh đường huyết trung bình của bệnh nhân 3 tháng trước đó.
Mục tiêu A1c < 7%
Mục tiêu đường huyết |
|
Trước ăn |
90 tới 130 mg/dL |
1 tới 2 giờ sau ăn |
|
B (Blood pressure) là huyết áp. Kiểm tra mỗi lần khám bệnh.
Mục tiêu huyết áp: < 130/80 mmHg
C là Cholesterol. Xét nghiệm ít nhất mỗi năm một lần.
Mục tiêu Cholesterol |
|
LDL (xấu) cholesterol |
< 100 mg/dL |
Triglycerides |
< 150 mg/dL |
HDL (tốt) cholesterol |
Nam: > 40 mg/dL |
Kiểm soát ABC của đái tháo đường có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến. Nếu đường huyết, huyết áp và cholesterol không đạt được mục tiêu như trên , hãy khám Bác sỹ để điều chỉnh chế độ điều trị.
Các dạng biến chứng tim và mạch máu trên bệnh nhân đái tháo đường
Có 2 loại bệnh tim và mạch máu thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não. Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ bị suy tim. Hẹp hay tắc mạch máu ở chân, gọi là bệnh động mạch ngoại biên cũng xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành, còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim, xảy ra do xơ vữa động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim) làm mạch vành dày lên và cúng lại. Khi đó sẽ giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho tim gây thiếu máu cơ tim và thậm chí gây nhồi máu cơ tim.
Bệnh mạch máu não
Bệnh mạch máu não ảnh hưởng lên dòng máu cung cấp cho não bộ dẫn tới cơn thiếu máu não thoáng qua và tai biến mạch máu não. Nguyên nhân cũng do xơ vữa mạch máu não hay do tăng huyết áp.
Tai biến mạch máu não là biến chứng tim mạch thường gặp trong bệnh tiểu đường
Tai biến
Tai biến mạch máu não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não đột ngột bị gián đoạn. Tế bào não thiêu oxy và sẽ chết đi. Tai biến sẽ gây ra các triệu chứng: nói khó, các vấn đề về thị giác, yếu liệt. Đa số tai biến là do những mãng xơ vữa hay cục máu đông làm hẹp hay tắc dòng máu tới não. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ rất cao bị tai biến do hình thành những cục máu đông.
Tai biến cũng có thể do xuất huyết trog não, do huyết áp cao hay một điểm trên thành mạch suy yếu làm vỡ mạch máu trong não.
Cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua do tắc nghẽn tạm thời mạch máu tới não. Việc tắc nghẽn này thoáng qua, đột ngột làm thay đổi chức năng của não gây nên tê hay yếu thoáng qua. Những triệu chứng khác có thể là mất cân bằng, lú lẩn, mù một hay hai bên, nói khó, đau đầu. Tuy nhiên, phần lớn triệu chứng biến mất nhanh chóng. Nếu triệu chứng không mất đi, tai biến có thể sẽ xảy ra. Bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua có nghĩa là bệnh nhân có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não sau này.
Suy tim
Suy tim là bệnh mãn tính do tim bơm không đủ máu cung cấp cho cơ thể, không có nghĩa là tim đột ngột ngưng hoạt động. Suy tim diễn tiến sau rất nhiều năm và triệu chứng sẽ trầm trọng theo thời gian. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị suy tim cao gấp 2 lần so với người bình thường. Một dạng suy tim là suy tim ứ đọng, khi đó dịch sẽ ứ đọng lại trong các mô. Dịch sẽ ứ đọng trong phổi gây khó thở.
Tắc các mạch máu và đường huyết tăng cao cũng gây tổn thương cơ tim và làm nhịp tim không đều. Bệnh nhân bị tổn thương cơ tim gọi là bệnh cơ tim (cardiomyopathy), có thể không có triệu chứng trong giai đoạn sớm nhưng về sau xuất hiện các triệu chứng yếu mệt, khó thở, ho khan, mệt mỏi và phù chân. Đái tháo đường có thể làm mất cảm giác đau ngực, là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim của bệnh mạch vành
Bệnh mạch máu ngoại biên
Biến chứng khác liên quan tới bệnh tim mạch thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường là bệnh mạch máu ngoại biên. Nguyên nhân là do mạch máu ở chi dưới bị hẹp và cứng lại do xơ vữa mạch máu, làm giảm dòng máu tưới chân. Bệnh mạch máu ngoại biên làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và tai biến. Giảm tuần hoàn ở chi dưới làm tăng nguy cơ đoạn chi. Một số bệnh nhân bị đau bắp chân khi đi và giảm khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng bệnh tim mạch
Một dấu hiệu của bệnh tim là đau ngực, xảy ra khi mạch máu của tim bị hẹp lại và dòng máu đến tim bị giảm. Triệu chứng đau hay khó chịu ở ngực, vai, cằm, hay ở lưng đặc biệt khi hoạt động thể lực. Đau ngực giảm khi nghỉ ngơi hay uống thuốc dãn mạch vành. Cơn đau thắt ngực có thể tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch vành bị tắc. Khi đó, máu không cung cấp đủ cho cơ tim gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn. Các triệu chứng bao gồm :
- - Đau ngực, nặng ngực
- - Đau và khó chịu ở cánh tay, lưng, cằm, cổ hay thượng vị.
- - Khó thở
- - Vã mồ hôi
- - Buồn nôn
- - Đau đầu nhẹ
Triệu chứng có thể đến rồi đi. Tuy nhiên, trên một số bệnh nhân đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường, triệu chứng có thể không có triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ. Tổn thương sợi thần kinh do đái tháo đường có thể làm bệnh nhân không cảm nhận đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim.
Phụ nữ có thể không bị đau ngực nhưng có thể bị đau ngực, buồn nôn, đau lưng hay cằm. Nếu có triệu chứng đau ngực bệnh nhân nên nhập viện ngay lập tức. Điều trị hiệu quả nhất trong vòng 1 giờ đầu tiên bị nhồi máu cơ tim.
Điều trị bệnh tim
Điều trị bệnh tim bao gồm chế độ ăn tốt cho tim mạch và hoạt động thể lực đều đặn. Thêm vào đó, bệnh nhân cần uống thuốc điều trị để tránh tổn thương tế bào cơ tim, hạ đường huyết, huyết áp và cholesterol. Uống liều thấp aspirin mỗi ngày. Ngưng thuốc lá là cần thiết.
Tai biến mạch máu não
Những dấu hiệu sau có thể là triệu chứng của tai biến mạch máu não:
- - Đột ngột yếu hay tê một bên mặt, tay hay chân trên một nữa người.
- - Đột ngột lú lẫn, nói khó hay khó khăn diễn đạt
- - Đột ngột chóng mặt, mất thăng bằng hay đi lại khó khăn.
- - Nhìn mờ một hay 2 bên mắt hay nhìn đôi.
- - Đau đầu dữ dội.
Nếu có bất cứ triệu chứng nào như trên, gọi cấp cứu 115 ngay. Nếu nhập viện sớm trong giờ đầu tiên, điều trị kịp thời sẽ giúp tránh tổn thương não vĩnh viễn.
Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào ?
Khi có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não, cần điều trị kịp thời. Nếu tắc mạch máu não do cục máu đông, cần điều trị thuốc tan huyết khối. Điều trị sớm sẽ có hiệu quả cao. Điều trị lâu dài bao gồm: chế độ ăn, hoạt động thể lực, tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, ổn định đường huyết, hạ huyết áp, cholesterol và phòng ngừa hình thành cục máu đông.
Bác sĩ Ngô Thế Phi
Bình luận