Sống chung với bệnh tiểu đường
Dưới đây là 10 lời khuyên bổ ích cho người bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
1. Chọn địa chỉ y tế uy tín để thường xuyên thăm khám
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng toàn diện đến các chức năng của cơ thể với nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, mù lòa, tàn phế, thậm chí là tử vong.
Bệnh tiểu đường cần được theo dõi thường xuyên, người bệnh nên chọn một cơ sở y tế uy tín để tiện việc theo dõi và nhận thông tin về tình trạng bệnh của mình. Những thông tin này bao gồm:
- Phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân
- Cách quản lý đường huyết mỗi ngày
- Chế độ ăn uống phù hợp để quản lý đường huyết, giảm cân và duy trì huyết áp ổn định
Ngoài ra, người bệnh cần thông báo cho gia đình, đồng nghiệp và bạn bè về tình trạng bệnh của mình để nhận sự giúp đỡ, đặc biệt là khi gặp biến chứng nguy hiểm, cần đưa đi cấp cứu ngay.
5 cơ quan chính bị ảnh hưởng trong bệnh tiểu đường
2. Tìm hiểu về các cách điều trị bệnh tiểu đường
Nguồn thông tin về bệnh tiểu đường rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tham khảo từ bác sỹ điều trị. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Dùng thuốc
Các loại thuốc cho người bệnh tiểu đường được bác sỹ chỉ định khi việc kiểm soát đường huyết gặp nhiều khó khăn. Những loại thuốc điều trị bao gồm insulin, thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ mỡ máu…
Thay đổi lối sống
Không có chế độ ăn uống chuẩn nào cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe, cân nặng và tình trạng bệnh để lựa chọn cho mình một chế độ ăn phù hợp. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để không cần phải ăn uống kiêng khem khổ sở mà hoàn toàn có thể ăn những món mình thích nhưng với lượng phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên ăn giảm chất bột, đường dễ hấp thu có trong gạo trắng, lúa mì, khoai tây, các loại đường mía, đường sữa… Nên ăn nhiều chất xơ hòa tan (khoai lang, đậu bắp, rau đay…), chế biến dưới dạng hấp và luộc thay vì chiên, xào.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải tích cực tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày để giảm cân, giảm đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch.
3. Theo dõi các chỉ số của bệnh tiểu đường
Các chỉ số người bệnh cần quan tâm là chỉ số đường huyết, HbA1c, chỉ số mỡ máu và chỉ số huyết áp.
- Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm đo đường huyết trung bình trong vòng 6 - 12 tuần vừa qua. Mục tiêu là duy trì mức HbA1c dưới 7%.
- Đường huyết trước bữa ăn nên nằm trong giới hạn 80 - 130 mg/dl (4.4 - 7.2mmol/l) và sau ăn từ 1 - 2h là dưới 180md/dl (10mmol/l).
- Chỉ số huyết áp của người bệnh tiểu đường là dưới 130/80 mmHg. Hãy kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm một lần để phòng ngừa biến chứng tim mạch nếu có.
- Chỉ số mỡ máu bao gồm chỉ số cholesterol tổng thể nên dưới 200 mg/dl (5.18 mmol/l), chỉ số triglyceride < 160 mg/dl (1.8 mmol/l), chỉ số HDL cholesterol > 40 mg/dl (1 mmol/l) đối với nam, > 50 mg/dl (1.3 mmol/l) đối với nữ và chỉ số LDL cholesterol < 70 mg/dl (1.8 mmol/l). Mỡ máu cao đồng nghĩa với người bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
4. Tìm hiểu cách quản lý bệnh tiểu đường
Muốn sống chung với bệnh tiểu đường, bạn cần biết cách quản lý tốt căn bệnh này:
- Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
- Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày
- Đi khám nha sĩ thường xuyên
- Bỏ thuốc lá
- Khám chân, mắt, thận mỗi năm
- Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao
5. Ngăn chặn biến chứng tiểu đường
Kiểm soát tốt đường huyết là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng, đồng thời, người bệnh cũng cần biết những thông tin về biến chứng sau:
- Biến chứng thần kinh do tiểu đường gây tổn thương dây thần kinh, khiến tay chân tê bì, rối loạn cương dương, các vết thương lâu lành
- Biến chứng về mắt do các mạch máu cung cấp cho võng mạc bị tổn thương, khiến thị lực giảm đột ngột, thậm chí là mù lòa
- Biến chứng về thận gây suy thận, người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận
- Biến chứng tim mạch có thể gây đột tử
6. Đi khám ngay khi có dấu hiệu biến chứng
Ngay khi phát hiện các biến chứng tiểu đường chớm xuất hiện, người bệnh không nên chần chừ mà phải đi khám ngay. Biến chứng tiểu đường rất nguy hiểm và tiến triển nhanh, khả năng phục hồi các tổn thương do biến chứng ở giai đoạn nặng thường rất chậm.
Người bệnh tiểu đường cần đi khám ngay khi có dấu hiệu của biến chứng
7. Giảm cân
Hầu hết bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 đều bị thừa cân, béo phì. Giảm cân đồng nghĩa với lượng đường trong máu sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, giảm cân còn có những lợi ích sau:
- Giảm huyết áp
- Cải thiện mức độ cholesterol trong máu
- Giảm căng thẳng cơ bắp ở hông, đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, ngăn ngừa chuột rút
- Tăng cường sức bền, sức chịu đựng của cơ thể
8. Cải thiện giấc ngủ
Người bệnh tiểu đường thường bị mất ngủ. Nguyên nhân là do tiểu đêm. Mất ngủ khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi cùng cực, khiến các triệu chứng bệnh nặng thêm. Do đó, nếu gặp tình trạng này, người bệnh nên hỏi bác sỹ điều trị để khắc phục chứng mất ngủ.
9. Các biện pháp tự nhiên quản lý tiểu đường
Các biện pháp tự nhiên giúp quản lý bệnh tiểu đường type 2 mà bạn có thể áp dụng bao gồm: Châm cứu, vật lý trị liệu, yoga, massage, bổ sung các loại thực phẩm từ thảo dược tự nhiên tốt cho người bệnh, các kỹ thuật thư giãn…
Một số loại thực phẩm bổ sung có thể giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn đúng sản phẩm có chất lượng, được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Tham khảo: http://www.webmd.boots.com/diabetes/guide/10-strategies-for-managing-diabetes
Bình luận