Điều trị tiểu đường type 1: Insulin, chế độ ăn và luyện tập
Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy, từ đó khiến đường máu tăng cao. Do thiếu hụt tuyệt đối insulin nội sinh nên người bệnh phải tiêm insulin ngoại sinh trọn đời. Nhưng để việc điều trị đạt hiệu quả cao, ngoài thuốc, người bệnh cần kết hợp với nhiều giải pháp, chẳng hạn như chế độ ăn và tập luyện khoa học.
Tiểu đường type 1 là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi. Mục tiêu trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 1 là kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Tổ chức y tế WHO khuyến cáo, đường huyết của người bệnh tiểu đường trước bữa ăn nên ở khoảng 70-130 mg/dl (3.9-7.2mmol/l) và sau khi ăn 2 giờ thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).
Điều trị tiểu đường type 1 hiệu quả cần ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng
Các thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 1
Thuốc tiêm insulin
Insulin sẽ bị phá hủy bởi dịch vị của dạ dày nếu sử dụng theo đường uống, do vậy phương pháp cổ điển là tiêm insulin dưới da. Gần đây, hãng dược phẩm Pfizer đã sản phẩm thành công chế phẩm insulin dạng hít. Nhưng thực tế việc sử dụng dạng bào chế này đang gây ra rất nhiều tranh cãi và tại Việt Nam vẫn chưa được áp dụng.
Dựa vào nồng độ đường huyết, cân nặng của người bệnh mà loại, liều lượng, số lần tiêm insulin trong ngày sẽ khác nhau. Dưới đây là một số dạng insulin thông dụng:
- Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting insulin) có tác dụng ngay sau khi tiêm 5 phút, kéo dài trong 4h.
- Insulin tác dụng dài hạn (Long-acting insulin) có tác dụng trong vòng 24h sau tiêm
- Những insulin tác dụng trung bình (Intermediate opptions) có tác dụng sau 30-60 phút và duy trì hiệu quả trong 12h sau tiêm
Cách tiêm insulin
Insulin được tiêm vào dưới da bằng một kim tiêm nhỏ hoặc một bút tiêm (hình dạng giống như bút viết), có loại dùng một lần, có loại có thể sử dụng nhiều lần.
Hiện nay, người bệnh tiểu đường cũng có thể lựa chọn loại bơm tiên insulin. Thiết bị này được thiết kế để đeo bên người, được nối với những ống chứa insulin gắn dưới da bụng. Lượng insulin bơm vào sẽ được lập trình sẵn để xác định chính xác lượng insulin cần bơm. Tuy nhiên, sử dụng máy bơm cũng có thể xảy ra một số rủi ro do tắc nghẽn thiết bị hoặc kích ứng da tại vị trí đặt máy.
Bác sĩ có thể phối hợp các loại insulin khác nhau để duy trì hiệu quả trong vòng 24h. Insulin thường được tiêm 2 lần/ngày, việc tiêm insulin 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn được chỉ định khi đường huyết quá cao.
Người tiểu đường cần tiêm insulin đúng cách để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Những lưu ý trong quá trình sử dụng insulin:
Do phải sử dụng insulin suốt đời, nên người bệnh cần hiểu một số nguyên tắc để dùng thuốc hiệu quả, tránh được các biến chứng có thể xảy ra do sai kỹ thuật tiêm.
- Bảo quản insulin: Insulin nên được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh.
- Thời điểm tiêm insulin: Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bởi có những dạng insulin sẽ tiêm vào trước bữa ăn hoặc sau ăn.
- Chuẩn bị chu đáo trước khi tiêm: Trước khi tiêm nên lấy insulin từ trong tủ lạnh bỏ ra ngoài 15 phút để đưa về nhiệt độ phòng. Tay phải rửa sạch sẽ, sát trùng lọ insulin và vị trí tiêm bằng cồn 70 độ. Sử dụng kim tiêm lấy chính xác lượng insulin, nên đuổi hết bọt khí trong kim tiêm để tránh sai lệch kết quả và làm giảm đau.
- Vị trí tiêm: Mặt trong trước đùi, mông, bụng, vùng cơ cánh tay là các vị trí tiêm insulin đạt hiệu quả cao. Khi tiêm cần nhớ quy tắc xoay vòng và thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để tránh tác dụng phụ loạn dưỡng mỡ dưới da.
Một số thuốc khác
Người bệnh tiểu đường type 1 có thể cần phối hợp thêm một số thuốc sau để ngăn ngừa biến chứng:
- Pramlintide (Symlin): thuốc được tiêm trước bữa ăn, làm chậm sự di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, từ đó giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn
- Thuốc điều trị tăng huyết áp: một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển ACE thường được sử dụng cho người bệnh tiểu đường có huyết áp cao hơn 140/80 mmHg
- Aspirin: giúp ngăn ngừa huyết khối (cục máu đông) ở những người bệnh có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng tim mạch
- Thuốc hạ cholesterol máu: sử dụng thuốc hạ cholesterol máu, chẳng hạn như statin trong trường hợp người bệnh có rối loạn mỡ máu.
Bên cạnh thuốc tây y, nhiều người lựa chọn giải pháp kết hợp với đông y trong điều trị. Các thảo dược không thể thay thế được thuốc tiêm insulin nhưng sẽ giúp đường huyết dễ dàng ổn định hơn, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Nếu bạn muốn biết thêm về giải pháp điều trị tiểu đường type 1 từ thảo dược, hãy gọi cho chuyên gia theo số điện thoại:
Điều trị bệnh tiểu đường type 1 bằng các biện pháp không dùng thuốc
Kiểm soát đường huyết
Dù bạn sử dụng loại insulin nào, mức độ đường huyết vẫn cần được theo dõi chặt chẽ, ít nhất 4 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên kiểm tra đường huyết vào trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2h, trước khi tập thể dục và bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn nghi ngờ có mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp.
Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM) được khuyến khích sử dụng vì rất hữu ích, tiện lợi trong việc phòng ngừa hạ đường huyết. Mức độ chính xác của phương pháp này vẫn chưa cao bằng kiểm tra lượng đường huyết theo tiêu chuẩn, do đó nó chỉ được xem là công cụ bổ sung giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Người bệnh tiểu đường type 1 nên kiểm tra đường huyết hàng ngày
Chế độ ăn
Trái với suy nghĩ của rất nhiều người, không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: trái cây, rau, các loại ngũ cốc… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên hạn chế các sản phẩm từ động vật và carbohydrate tinh chế (bánh mì trắng, bánh kẹo).
Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên như aerobic, đạp xe, bơi lội, đi bộ nhanh… được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường type 1. Bởi những hoạt động này sẽ góp phần vào việc giảm đường huyết, tăng sức bền cho tim nên ngăn ngừa được biến chứng tim mạch.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Điều trị tiểu đường type 1 cần nhiều sự kiên trì và nhẫn nại trong việc dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống. Tuy nhiên, TS. BS Lương Lễ Hoàng - Chủ tịch Hội Đông y TP. HCM cho biết: “Ngay cả khi người bệnh ăn uống, tập luyện và dùng thuốc đúng y lệnh, đường huyết vẫn tăng giảm thất thường, kéo theo nhiều biến chứng.”
Chưa kể đến, cứ sau một thời gian điều trị, người bệnh sẽ phải tăng đơn vị tiêm insulin hoặc tăng số lần tiêm thuốc trong ngày (hiện tượng nhờn thuốc). Đó cũng là các lý do chuyên gia khuyên bệnh nhân nên dùng thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược như Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn.
Theo y học cổ truyền và nhiều nghiên cứu khoa học, sự kết hợp của 4 thảo dược này không những hỗ trợ đường huyết ổn định lâu dài hơn, hạn chế tình trạng nhờn thuốc mà về lâu dài còn giúp hạn chế được các biến chứng tiểu đường (tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều, ngứa da, biến chứng thận, tim mạch…).
Để tìm hiểu cụ thể hơn về giải pháp từ thảo dược này, bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số: 0981 238 219.
Điều trị tiểu đường type 1 trong các tình huống cấp tính
Hạ đường huyết
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn có nguy cơ cao đã bị hạ đường huyết:
- Đổ mồ hôi
- Run
- Đói
- Chóng mặt
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Mờ mắt
- Cáu gắt
Hạ đường huyết xảy ra khi đường trong máu giảm dưới 3.9mmol/l vì nhiều lý do, chẳng hạn như bỏ qua bữa ăn, hoạt động thể chất quá sức, tiêm quá liều insulin…
Cách xử trí:Bạn nên bổ sung ngay khoảng 15 - 20 gam carbohydrate tác dụng nhanh như nước ép trái cây, kem, kẹo cứng... Sau 15 phút, kiểm tra lại đường huyết, nếu vẫn thấp hãy sử dụng thêm 1 khẩu phần tương tự và kiểm tra lại sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn có xu hướng không tăng, bạn nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được cấp cứu.
Ngay khi có triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh cần uống ngay 1 ly nước đường
Tăng đường huyết
Dấu hiệu tăng đường huyết bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên
- Khát nước
- Mờ mắt
- Cáu gắt
- Đói
- Khó tập trung
Nếu lượng đường trong máu trên 240 mg/dl (13.3mmol/l), bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm toan ceton. Do khi đó tế bào bị thiếu năng lượng, cơ thể sẽ phân hủy chất béo, tạo ra một acid độc gọi là keton, khi đó bạn có thể có thêm các biểu hiện như: buồn nôn và nôn, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây lên men… Khi có các triệu chứng kể trên, bạn nên uống nhiều nước để tăng đào thải keton ra ngoài qua đường tiểu, đồng thời nhập viện cấp cứu sớm để có hướng xử trí phù hợp.
Một số tình huống cần lưu ý khi điều trị tiểu đường type 1
- Lái xe: Hãy kiểm tra đường huyết trước khi lái xe, nếu đường huyết dưới 70 mg/dl hãy ăn nhẹ và chờ 15 phút trước khi lái xe.
- Làm việc: Việc mắc tiểu đường có thể hạn chế một số công việc đối với người bệnh. Những công việc như lái xe, vận hành máy móc nặng là những công việc mà bạn không nên nhận, bởi có thể khiến đường huyết xuống thấp bất cứ lúc nào.
- Mang thai: Phụ nữ mắc tiểu đường type 1 được khuyến cáo rằng không nên mang thai vì những biến chứng thai kỳ với mẹ hoặc dị tật bẩm sinh của thai nhi có khả năng xảy ra cao hơn.
Mặc dù tiểu đường type 1 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng chúng ta có thể ngăn ngừa những biến chứng này bằng việc tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sỹ và duy trì một lối sống lành mạnh.
Tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com.
Bình luận