Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một mối quan hệ hai chiều giữa bệnh tiểu đường và chứng trầm cảm. Theo đó, bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm. Và ngược lại, những người bị trầm cảm dài ngày có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường.

Những rắc rối đến từ quá trình điều trị tiểu đường do phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn, dùng thuốc, tập luyện và nguy cơ biến chứng là những yếu tố khiến người bệnh khó lấy lại tinh thần. Khi đó, sự trợ giúp của người thân, bạn bè và xã hội sẽ là “phao cứu sinh” giúp họ lấy lại niềm tin trong cuộc sống.

Benh-tieu-duong-lam-tang-nguy-co-tram-cam
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ trầm cảm

Dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm ở người bệnh tiểu đường

Nếu bạn cảm thấy chán nản và buồn bã trong vòng một vài tuần, bạn có thể đã bị trầm cảm. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

- Không tìm thấy niềm vui trong các hoạt động yêu thích của bạn

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Biếng ăn hoặc hoặc ăn quá nhiều

- Không có khả năng tập trung

- Cảm giác thờ ơ với mọi thứ xung quanh

- Luôn cảm thấy lo lắng

- Cảm thấy bị cô lập và cô đơn

- Luôn cảm thấy buồn, uể oãi sau mỗi sáng thức dậy

- Cảm giác rằng bạn "không bao giờ làm bất cứ điều gì đúng"

- Có ý nghĩ tự tử

- Muốn thực hiện các hành động tự hại mình

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các triệu chứng như trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ tiến hành đánh giá tâm lý để tìm hiểu thêm về các triệu chứng, suy nghĩ, hành vi và các yếu tố liên quan khác… để chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở những người bị bệnh tiểu đường

Quá trình stress oxy hóa xảy ra do đường huyết tăng cao kéo dài đã làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây xơ vữa mạch máu não, làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và oxy cung cấp cho các tế bào não, được xem là nguyên nhân phát triển chứng trầm cảm ở người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, áp lực trong việc quản lý căn bệnh mãn tính như tiểu đường cũng dẫn đến trầm cảm. Và chính điều này cuối cùng quay lại gây khó khăn trong việc quản lý bệnh tiểu đường. Ví dụ, khi trầm cảm, chế độ ăn uống, tập thể dục có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, từ đó dẫn đến việc kiểm soát đường huyết kém hiệu quả.

Cả hai bệnh này được gây ra và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nguy cơ tương tự nhau, bao gồm: tiền sử gia đình, béo phì, tăng huyết áp, ít hoạt động, bệnh động mạch vành…

Làm thế nào để đối phó với trầm cảm ở người tiểu đường

Trầm cảm thường được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý, thay đổi lối sống để giúp giảm các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể.


Nguoi-benh-tieu-duong-co-nguy-co-bi-tram-cam-cao-hon-nguoi-binh-thuong

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người bình thường

Sử dụng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Trong đó, selective - chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI) và serotonin norepinephrine - chất ức chế tái hấp thu (SNRI) là các loại thuốc phổ biến nhất. Chúng có thể giúp làm giảm các triệu chứng (như lo lắng) của bệnh trầm cảm.

Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc xấu hơn, bác sĩ có thể xem xét thay thế thuốc hoặc kết hợp thêm các liệu pháp khác. Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, hãy trao đổi với bác sỹ nếu trong quá trình sử dụng bạn thấy các biểu hiện bất thường.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý giúp quản lý hoặc giảm các triệu chứng của trầm cảm. Một số hình thức của tâm lý trị liệu bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức và điều trị các cá nhân. Bác sĩ sẽ trò chuyện với bạn để xác định lựa chọn phù hợp nhất. Nhìn chung, mục tiêu của tâm lý trị liệu là để:

- Tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng trầm cảm

- Xác định và thay thế những hành vi không lành mạnh

- Giúp người bệnh phát triển mối quan hệ tích cực với chính mình và với người khác

- Thúc đẩy các kỹ năng giải quyết vấn đề sức khỏe khác

Nếu trầm cảm nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tham gia vào một chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Nguoi-benh-tieu-duong-co-nguy-co-bi-tram-cam-cao-hon-nguoi-binh-thuong
Ngồi thiền thường xuyên rất tốt cho việc kiểm soát tâm lý khi bị tiểu đường.

 

Bên cạnh sự giúp đỡ của một chuyên gia tâm lý, bản thân bạn cũng cần trấn an lại tinh thần. Luôn suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, lạc quan trong cuộc sống sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời kéo dài được tuổi thọ. Những khi căng thẳng, bạn hãy tìm ngay giải pháp để “xả” chúng ra, chẳng hạn như dạo phố, trò chuyện với bạn bè, đi mua sắm, nấu ăn, đọc sách báo, xem ti vi hoặc ngâm mình trong bồn tắm với vài giọt tinh dầu. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với bác sĩ, hãy chia sẻ với người thân - gia đình và bạn bè để được hỗ trợ!

 

Thay đổi lối sống

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, vì nó thúc đẩy các hormon "vui vẻ" trong não của bạn. Chúng bao gồm serotonin và endorphin. Ngoài ra, hoạt động này kích thích tăng trưởng các tế bào não mới, tương tự như thuốc chống trầm cảm.

Hoạt động thể chất cũng rất tốt trong hỗ trợ quản lý bệnh tiểu đường vì nó giúp giảm cân, giảm đường huyết và tăng cường năng lượng cũng như sức chịu đựng. Một số lưu ý thay đổi lối sống bao gồm: chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để quản lý căng thẳng tốt hơn.

Có thể nói, đối phó với chứng trầm cảm không khó, mà khó ở việc bạn có chấp thuận để nhận điều trị hay không. Do đó, thay vì tìm cách kìm nén và giữ trong lòng, bạn hãy chia sẻ nhiều hơn để nhận được sự giúp đỡ, từ đó giúp bạn làm chủ cuộc sống của chính mình.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: http://www.healthline.com/health/type-2-diabetes/depression#Tổngquan1

BTV Lan Anh

Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Bình luận